Vào những ngày hè nóng nực, một bát chè ngọt thanh giúp giải khát và giải nhiệt rất tốt. Thông thường khi ninh chè, nhiều người chỉ cho đường mía, đường thốt nốt hoặc đường phèn vào để món ăn có vị ngọt thanh, hấp dẫn. Tuy nhiên, các "cao thủ" nấu chè không bao giờ quên một gia vị đặc biệt khác, đó là muối.
Câu trả lời rất đơn giản, đó là cách giúp món chè có hương vị tuyệt vời hơn. Điều này có thể được giải thích dựa trên góc độ khoa học. Trên lưỡi của chúng ta có rất nhiều hạt nhỏ gọi là nụ vị giác (nụ nếm). Nụ vị giác nằm ở từng vùng nhất định trên mặt lưỡi. Trong đó, nụ nếm vị chua và mặn nằm ở hai bên cạnh lưỡi, nụ nếm vị ngọt nằm ở phía đầu lưỡi, nụ nếm vị đắng nằm ở phía sau của lưỡi. Ở mặt dưới của lưỡi (gồm cuống họng và vòm miệng) cũng có một số ít nụ vị giác.
Nếu nấu chè cho thêm chút muối, không chỉ các nụ nếm vị ngọt ở đầu lưỡi hoạt động mà vùng cảm nhận vị mặn ở hai bên lưỡi cũng hoạt động, giúp ta cảm nhận được vị ngọt đậm đà hơn. Ngoài ra, sự tương phản giữa hai vị mặn - ngọt làm cho cảm nhận về độ thơm ngon, hấp dẫn của món chè tăng lên một bậc.
Ngoài ra, dưới tác động của muối, cấu trúc các phân tử pectin trong hạt đỗ bị yếu đi, bạn không mất nhiều thời gian nấu để làm chúng chín mềm mà vẫn giữ được hình dáng ban đầu, tiết kiệm thời gian nấu nướng. Đây cũng là lý do tại sao nấu chè nên thêm chút muối.
Tại sao nấu chè nên thêm chút muối? Loại gia vị này sẽ giúp món ăn thơm ngon hơn rất nhiều. (Ảnh: Pinterest)
Nếu nấu chè bằng các loại đỗ, bạn nên ngâm đỗ trước khi nấu khoảng 7 - 8 tiếng hoặc để qua đêm để giúp hạt đỗ ngậm đủ nước, khi nấu sẽ nhanh mềm và bở hơn.
Khi nấu chè, bạn không nên bỏ đường ngay từ đầu vì đường làm hạt đỗ lâu mềm, cũng khiến nồi chè dễ cháy đen hơn. Để có nồi chè thơm ngon nhất, bạn nên nấu cho hạt đỗ chín mềm rồi mới bỏ đường rồi đun thêm một lúc để đỗ ngấm đường.
Lưu ý nấu chè trên lửa vừa để hạt đỗ chín từ từ, mềm, bở; không nên nấu dưới lửa quá lớn sẽ khiến nước nhanh cạn mà hạt đỗ chưa kịp chín bở.
Chuẩn bị nguyên liệu
Cách thực hiện
Đỗ đen rửa sạch, nhặt bỏ những hạt lép, nhỏ hoặc bị hỏng nổi trên mặt nước, sau đó đem ngâm khoảng 6 -8 tiếng (tốt nhất là ngâm qua đêm), khi ngâm nhớ cho thêm 1 muỗng muối.
Vớt đỗ đã ngâm ra, rửa sạch rồi cho vào nồi cơm điện, đổ nước ngập cỡ 2 đốt ngón tay và ninh. Khi nồi chè sôi được 5 phút, bạn bật nồi sang chế độ ủ, để khoảng 15 phút lại bật sang chế độ nấu.
Khi kiểm tra thấy hạt đỗ đã chín mềm, bạn vớt hết đỗ ra cái nồi khác, để lại nước đỗ đen trong nồi cơm điện.
Cho đường vào đảo cùng với hạt đỗ và đun trên lửa nhỏ, khuấy đều đến khi đường tan ngấm vào hạt đỗ thì tắt bếp.
Trút hạt đỗ trở lại nồi nước, nêm thêm đường cho vừa khẩu vị. Để chè đỗ đen sánh và thơm, bạn có thể thêm chút nước cốt dừa vừa; khi ăn cho thêm ít sợi dừa tươi và thạch đen để cốc chè đỗ đen trở nên hấp dẫn hơn.