Cháy nắng là phản ứng rất dễ gặp khi để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu. Chúng ta cũng thường được các chuyên gia, nhà nghiên cứu... khuyên nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để tránh bị cháy nắng. Vậy tác hại của cháy nắng đến da như thế nào mà chúng ta cần phải phòng tránh?
Trước hết, cháy nắng là hiện tượng bị viêm ở lớp ngoài cùng của da, thường tạo ra những tổn thương trên da. Nguyên nhân là vì tác động trực tiếp của tia UV trong ánh nắng gây hại lên da.
Cháy nắng nhẹ gây sạm da, nặng hơn gây ửng đỏ, bong tróc.
Chúng ta đều biết trên làn da có melanin hay còn được biết tới là sắc tố mang lại màu sắc cho da. Melanin giúp bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời. Khi da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, Melanin sẽ làm cho da chúng ta tối màu hơn để hạn chế tác hại do ánh nắng gây ra. Đó là lý do khi bị cháy nắng thì làn da sẽ sạm đen.
Khi lượng melanin trong da đã ít đi, làn da sẽ không còn được bảo vệ tốt nữa. Lúc này da sẽ bị mẩn đỏ, sưng và rát. Cả 2 biểu hiện: Sạm da và sưng đỏ đều cho thấy làn da của chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ánh nắng, hay còn được gọi nôm na là cháy nắng.
Da bị cháy nắng nghiêm trọng sẽ phồng rộp, tổn thương tế bào và có thể dẫn đến ung thư da.
Như vậy, cháy nắng có thể khiến làn da đen sạm, phồng rộp, bị nặng sẽ gây ra bong tróc. Khi cháy nắng nghiêm trọng có thể gây ra tổn thương tế bào và dẫn đến ung thư da.
Tác hại của cháy nắng đến da không hề đơn giản chỉ là làm đen da hay bị phỏng nhẹ. Chính vì thế, chúng ta cần có những biện pháp phòng tránh cháy nắng, hạn chế cho da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.