Dầu nhớt là dầu nhờn thương phẩm, dầu nhớt có hai thành phần chính là dầu gốc và chất phụ gia, trong đó dầu gốc là nguyên liệu chính chiếm khoảng 75 - 80% trọng lượng.
Còn lại các chất phụ gia, tuy nhiên chỉ chiếm thành phần nhỏ nhưng lại là yếu tố quyết định chất lượng của dầu nhớt. Các chất phụ gia này có tác dụng chống oxy hóa, chống ăn mòn, chống mài mòn cơ học và chống tạo bọt.
Bôi trơn
Bôi trơn chống ma sát, giảm mài mòn kim loại và các chi tiết bên trong động cơ như piston, trục cam…Nhờ tác dụng bôi trơn, piston có thể di chuyển lên xuống nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xi lanh. Từ đây hệ thống bơm sẽ phun dầu nhớt vào mọi ngóc ngách bên trong động cơ để tạo thành lớp đệm trơn tru trên bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết, tăng hiệu suất vận hành và tăng tuổi thọ cho động cơ xe.
Làm kín
Dầu nhớt sẽ đóng vai trò như một lớp đệm bịt kín các khe hở giữa piston và thành xi-lanh để áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không bị thất thoát.
Bề mặt của các chi tiết kim loại trong động cơ được bao bọc bằng một màng dầu nhớt mỏng có công dụng hạn chế sự tiếp xúc với không khí. (Ảnh minh họa).
Làm mát động cơ
Khả năng làm mát khi động cơ hoạt động, khi xe vận hành và động cơ hoạt động cũng là lúc nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu rất lớn. Động cơ bắt đầu nóng lên, dầu nhớt lúc này sẽ phát huy tác dụng giải nhiệt, tránh tình trạng cháy piston.
Làm sạch
Một trong những tác dụng khác của dầu nhớt ô tô là làm sạch động cơ. Sau thời gian dài vận hành xe, quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ tạo ra rất nhiều cặn bẩn, muội đen bám đọng trong động cơ gây tắc nghẽn và động cơ nhanh chóng nóng hơn.
Lúc này dầu nhớt sẽ đóng vai trò làm sạch động cơ, giúp xe chạy trơn tru và êm ái hơn. Tùy vào từng chất lượng loại nhớt sẽ cho khả năng khác nhau vậy nên cần lựa chọn địa chỉ mua uy tín và đúng chất lượng. Vì những loại kém chất lượng sẽ không có chức năng làm sạch mà còn tạo ra nhiều tạp chất và dầu nhanh chóng chuyển đen, xuống cấp hơn.
Chống gỉ sét
Dầu nhớt sẽ bao bọc và bảo vệ bề mặt các chi tiết kim loại bên trong động cơ để hạn chế sự tiếp xúc với không khí, tránh được hiện tượng oxy hóa dẫn đến hoen gỉ các chi tiết.
Từ đây, động cơ xe sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn và nâng cao tuổi thọ cũng như hiệu suất làm việc sau này.
Việc tiến hành thay dầu nhớt định kỳ rất quan trọng. Để biết thời điểm thích hợp, bạn cần thường xuyên kiểm tra bằng que thăm dầu, nếu vẫn nằm trong khoảng max thì chưa cần phải thay. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi màu của dầu nhớt, nếu dầu màu hổ phách thì chứng tỏ chưa cần thay. Một số người lại có thói quen dựa vào số km đi được để tiến hành thay nhớt. Theo các chuyên gia, nên cho xe đi thay dầu sau 5.000 - 10.000km.
Dầu nhớt là một trong những loại chất lỏng không thể thiếu đối với xe ô tô. (Ảnh minh hoạ).
Bên cạnh đó, một số trường hợp cần thay dầu sớm hơn như:
Xe vận hành liên tục, thường xuyên phải khởi động máy
Xe để lâu không sử dụng cũng nên thay dầu nhớt cho xe sau 1 năm, vì để lâu nhớt cũng không còn phát huy hết tác dụng.
Xe chạy chậm hơn hoặc tăng tốc chậm hơn so với bình thường.