Ba quan chức Mỹ ngày 13/12 cho biết Mỹ đang hoàn tất kế hoạch chuyển hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho Ukraine. Kế hoạch này có thể sẽ được công bố trong tuần này. (Ảnh: US Army).
Patriot là hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không cơ động cao, do Công ty Raytheon sản xuất, lần đầu tiên được triển khai năm 1984, qua các lần nâng cấp, đến nay Patriot đã có thế hệ PAC-3. (Ảnh: Reuters).
Hệ thống tên lửa Patriot gồm 4 tổ hợp: hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống chỉ huy điều khiển; hệ thống radar cảnh giới; hệ thống dẫn đường. Việc triển khai một hệ thống Patriot chỉ mất khoảng 1 giờ.
Hiện Patriot có 200 bệ phóng trên toàn thế giới. Patriot là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng (tầm bắn xa nhất từ 70 đến 160 km), có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết với trần bay của mục tiêu lên đến 24 km.
Một hệ thống Patriot của Mỹ đóng tại Ba Lan. Patriot lần đầu được đưa vào sử dụng từ năm 1984 (Ảnh: AP).
Nhược điểm của hệ thống này là một khi trạm chỉ huy bị phá hủy, thì toàn bộ hệ thống sẽ bị tê liệt hoàn toàn, mất hết khả năng tác chiến.
Hiện nay, hầu hết các đồng minh của Mỹ như Ba Lan, Đức, Hy Lạp, Israel, Nhật Bản, Hà Lan… (12 quốc gia và vùng lãnh thổ) đều sử dụng tên lửa Patriot để bảo vệ không phận.
Tổ hợp quan trọng nhất trong hệ thống tên lửa Patriot là hệ thống radar AN/MPQ-53/65. Đây là radar mạng pha quét điện tử thụ động, dòng AN/MPQ-53 sử dụng cho hệ thống tên lửa PAC-2 và dòng AN/MPQ-65 sử dụng cho hệ thống tên lửa PAC-3 (Ảnh: Defense news).
Một trong những đặc trưng nổi bật của hệ thống tên lửa Patriot là tấn công đối đầu trực diện với tên lửa đối phương, làm xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn so với các phương thức khác. (Ảnh: CNN).
Patriot PAC-3 được nâng cấp từ Patriot PAC-2 được trang bị hệ thống dẫn đường mới GEM-T (Guidannce enhanced missile) Tên lửa ERINT sử dụng nhiên liệu rắn một tầng tấn công trực tiếp cơ động cao. Phạm vi tấn công các tên lửa đạn đạo gần 1.000 km.