Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), siêu trăng xảy ra khi mặt trăng tròn và ở gần điểm gần Trái đất nhất trên quỹ đạo - cách khoảng 357.344 km. Thông thường hiện tượng này cứ 3-4 năm xuất hiện một lần. Tuy nhiên, nếu trong một tháng xảy ra hai lần hiện tượng thì siêu trăng thứ 2 sẽ được gọi là “siêu trăng xanh”.
Lần xuất hiện của siêu trăng lần này sẽ đi kèm với sự hiện diện của Sao Thổ. Sao Thổ sẽ xuất hiện dưới dạng một điểm sáng chỉ chếch 5 độ phía trên và ở bên phải của mặt trăng. Tuy nhiên, việc thực sự nhìn thấy hành tinh này có thể khó khăn do ánh sáng chói lóa hắt ra từ Mặt trăng.
Hiện tượng siêu trăng xanh tiếp theo 14 năm nữa mới xuất hiện. (Ảnh minh họa: Space.com)
Không chỉ sáng hơn mà kích thước siêu trăng còn lớn hơn trăng thông thường hơn 14%.
Siêu trăng xanh tuần này sẽ là một cảnh tượng cực kỳ hiếm gặp. Theo nhà thiên văn học người Italy Gianluca Masi, người sáng lập Dự án Kính viễn vọng Ảo, hiện tượng này sẽ không xuất hiện cho đến năm 2037.
Theo bách khoa toàn thư Encyclopaedia Britannica, thuật ngữ “trăng xanh” bắt nguồn từ một thành ngữ của thế kỷ 16, trong đó đề cập đến một điều gì đó không bao giờ hoặc hiếm khi xảy ra.