Nước là cội nguồn của sự sống. Con người có thể bỏ bữa nhưng không thể không uống nước trong một ngày. Tầm quan trọng của nước chỉ đứng sau oxy, nước giúp duy trì sự sống và các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển và mức sống dần được nâng cao, con người có đủ nước để sử dụng nên bắt đầu tìm kiếm nhiều cách bổ sung nước khác, chẳng hạn như uống trà. Đặc biệt, uống trà đã trở thành sở thích hàng ngày của nhiều người ở độ tuổi trung niên - cao tuổi.
Tuy nhiên, vẫn có những người thích uống nước đun sôi để nguội. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, giữa uống nước đun sôi để nguội và uống trà, thói quen nào sẽ tốt cho sức khỏe hơn? Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây.
Lợi ích của việc uống trà
(Ảnh minh họa)
1. Giúp hạn chế bệnh tim mạch
Polyphenol trong trà đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo. Cơ thể con người có hàm lượng cholesterol và triglycerid (chất béo trung tính) cao, chất béo lắng đọng ở thành trong của mạch máu, khiến các tế bào cơ trơn mạch máu tăng sinh, gây ra các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch...
Các catechin ECG và EGC và các sản phẩm oxy hóa theaflavins có trong trà giúp ức chế sự tăng sản mảng xơ vữa động mạch, làm giảm nồng độ fibrinogen (gây tăng độ nhớt đông máu), giảm đông máu rõ rệt, từ đó ức chế xơ vữa động mạch.
2. Chống ung thư
Trà có thể chống lại ung thư chủ yếu qua hai cách: chống oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do. Gốc tự do là sản phẩm được sinh ra sau khi tế bào trong cơ thể phát sinh phản ứng oxy hóa.
Khi cơ thể tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài, ví dụ như hít thở, đến những nơi ô nhiễm… thì sẽ liên tục sinh ra các gốc tự do, việc sản sinh quá nhiều gốc tự do có thể hình thành nên các khối u.
Trà rất giàu polyphenol, chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh và loại bỏ các gốc tự do. Do đó, uống trà thường xuyên có thể phát huy hiệu quả nhất định trong việc ngăn ngừa ung thư.
2. Giải độc
Trà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Trong cuộc sống hàng ngày, cơ thể sẽ hấp thụ nhiều kim loại nặng và các chất có hại, tích tụ nhiều chất này sẽ gây hại cho các cơ quan. Chất polyphenol trong trà có thể hấp thụ và đào thải các chất độc hại này ra ngoài.
Ngoài ra, những người thường xuyên hút thuốc cũng có thể uống thêm trà. Chất polyphenol trong trà có thể kết tủa nicotin, khiến nicotin đào thải qua nước tiểu, giảm tác hại của nicotin đối với cơ thể.
3. Chống lão hóa
Vì muốn xinh đẹp hơn và bảo dưỡng làn da hiệu quả hơn, nhiều phụ nữ đã tìm đến các thẩm mỹ viện hoặc sử dụng những sản phẩm chăm sóc da đắt tiền. Trên thực tế, uống trà cũng có thể giúp họ trông trẻ hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, axit tannic có trong trà là một chất chống oxy hóa mạnh, khả năng trung hòa oxy hóa gấp 18 lần vitamin E, có tác dụng chống lão hóa rất hiệu quả.
Nguyên nhân chính của sự lão hóa là do sự đứt gãy của nhiễm sắc thể tế bào. Axit tannic trong trà có thể ngăn chặn nhiễm sắc thể bị vỡ do quá trình oxy hóa, từ đó giúp trì hoãn sự lão hóa.
Lợi ích của nước đun sôi để nguội
(Ảnh minh họa)
1. Chăm sóc sắc đẹp
Người ta thường nói, uống nhiều nước là cách giúp giải độc và làm đẹp. Quả thực, việc uống nước có thể giúp cơ thể bài tiết nước tiểu, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, làm giảm sự hình thành của sắc tố da, tránh hiện tượng phù nề.
Đặc biệt, với những người thích thức khuya thì việc uống một cốc nước đun sôi để nguội khi còn sớm rất tốt cho làm đẹp.
2. Thúc đẩy phục hồi cơ thể
Khi bị cảm, viêm họng, ho, các bác sĩ luôn khuyên chúng ta nên uống nhiều nước hơn. Thực tế, điều này có lý do khoa học nhất định, vì uống nhiều nước có lợi cho việc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất độc hại và làm giảm các triệu chứng khó chịu.
3. Cải thiện sức đề kháng
Khi bị mất nước, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau như nhiệt, cảm lạnh… Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể không chỉ giúp đào thải chất độc ra ngoài mà còn làm tăng khả năng miễn dịch. Vì nước trong cơ thể con người có hai chức năng chính: một là nằm trong cấu tạo của tế bào, hai là tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể.
4. Giảm mệt mỏi
Nhiều người có thói quen đi ngủ muộn, nhưng sáng phải dậy sớm để đi làm, nên dễ bị đau đầu. Nguyên nhân của triệu chứng này phần lớn là do cơ thể thiếu nước hoặc mất nước do ra nhiều mồ hôi. Nếu lúc này uống một cốc nước ấm, có thể loại bỏ cơn đau đầu và giúp bạn tràn đầy năng lượng.
Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết nắng nóng khiến chúng ta dễ lâm vào tình trạng chán nản, mất tinh thần, mệt mỏi, nguyên nhân cũng là do cơ thể bị thiếu nước, lúc này nên uống nhiều nước để giải tỏa mệt mỏi, khó chịu.
Uống trà hay người uống nước đun sôi để nguội tốt cho sức khỏe hơn?
Uống nước đun sôi để nguội hay uống trà đều mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe, bởi cả hai đều giúp bổ sung nước rất hiệu quả. Tuy nhiên, cách nào tốt cho sức khỏe hơn thì vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.
Ngoài ra, dù uống nước đun sôi để nguội hay uống trà cũng đều có một số điều kiêng kỵ mà chúng ta nên lưu ý.
(Ảnh minh họa)
Những điều cần chú ý khi uống nước
1. Không uống nước chưa đun sôi
Nếu nước không được đun sôi, clo trong nước sẽ tương tác với các chất hữu cơ còn sót lại sinh ra chất gây ung thư có tên là trihydroxy. Đặc biệt, phụ nữ mang bầu nếu uống nước chưa được đun sôi, thì không chỉ gây hại cho cơ thể của mình mà còn khiến thai nhi bị ảnh hưởng.
2. Không uống nước được đun sôi lâu hoặc hâm lại
Khi nước được đun sôi lâu, các chất hữu cơ chứa nitơ sẽ liên tục bị phân hủy thành nitrit có hại cho cơ thể. Nitrit dễ kết hợp với hemoglobin trong cơ thể người làm cản trở chức năng vận chuyển oxy của máu. Ngoài ra, việc đun sôi nước nhiều lần có thể khiến các khoáng chất có lợi trong nước nhanh chóng bị mất đi.
Những lưu ý khi uống trà
1. Đừng ham uống trà khô mới chế biến
Theo quan điểm dinh dưỡng, thành phần dinh dưỡng của trà mới (nghĩa là lá trà được hái dưới một tháng) không phải tốt nhất. Vì những lá trà này chưa được hái trong thời gian đủ lâu, nên một số chất ảnh hưởng đến cơ thể như polyphenol, alcohol, andehit chưa được oxy hóa hoàn toàn, có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, chướng bụng... sau khi uống.
2. Tránh uống trà khi đói
Uống trà khi đói sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa, gây ra hiện tượng "say trà", biểu hiện là hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, đi đứng không vững. Ngoài ra, uống trà khi đói sẽ làm cơn đói trầm trọng hơn, trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây sốc hạ đường huyết.