Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sỏi thận: Ghi nhớ nguyên nhân, dấu hiệu và cách loại bỏ sỏi để phòng bệnh từ gốc

(VTC News) -

Ngoài việc đi tiểu không đủ, một số thói quen trong lối sống hoặc môi trường sống cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận là do cơ thể bị thiếu nước, dẫn đến đi tiểu không đủ, trong khi đó các viên sỏi nhỏ trong cơ thể cần phải được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu, nếu không được đào thải những viên sỏi nhỏ này sẽ tích tụ lại, lâu dần tạo thành những viên sỏi lớn hơn, gây tiểu khó, thậm chí đau đớn.

Ngoài việc đi tiểu không đủ, một số thói quen trong lối sống hoặc môi trường sống cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Thời tiết: Mùa hè nhiệt độ cao, mồ hôi ra nhiều, nếu uống không đủ nước, tiểu ít sẽ dễ gây sỏi thận.

Di truyền: Nếu bố mẹ có tiền sử bị sỏi thận thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần người bình thường. Nếu bố mẹ và anh chị em đã từng bị sỏi thận thì khả năng mắc bệnh sỏi thận cao gấp 5 đến 10 lần người bình thường.

Nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính: Nằm lâu trên giường, nhịn tiểu, cường tuyến cận giáp, hẹp đường tiết niệu bẩm sinh, bệnh gút và sử dụng quá nhiều thuốc kháng axit cũng có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính và làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Thói quen ăn uống không lành mạnh: Những người thích ăn thịt, nhiều gia vị hoặc đồ ngọt cần lưu ý, nếu ăn quá nhiều chất đạm, natri và đường trong thời gian dài sẽ làm tăng quá trình đào thải canxi và axit uric qua nước tiểu, đồng thời làm giảm thành phần axit xitric và axit-bazơ trong nước tiểu, gây tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

 

Các triệu chứng của bệnh sỏi thận

Nếu sỏi thận còn nhỏ có thể không có triệu chứng rõ ràng.

Triệu chứng chỉ rõ ràng khi sỏi làm tắc phần nối giữa bể thận và niệu quản hoặc bị kẹt trong niệu quản, vì sự tắc nghẽn này sẽ làm cho dây thần kinh tự chủ kích thích co thắt đường tiết niệu, người bệnh sẽ thấy đau dữ dội vùng bụng và lưng dưới mà không có dấu hiệu báo trước, cơn đau sau đó lan xuống bộ phận sinh dục hoặc đùi. Có bệnh nhân từng mô tả cơn đau này giống như "đau khi sinh con".

Ngoài những cơn đau dữ dội, các viên sỏi trong cơ thể có thể làm tổn thương đường tiết niệu khi di chuyển nên một số bệnh nhân sẽ gặp phải triệu chứng tiểu máu.

Các loại sỏi thận thường gặp và những thực phẩm nào có thể gây sỏi thận?

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan chỉ ra rằng, sỏi thận chủ yếu có thể được chia thành sỏi canxi (canxi oxalat hoặc canxi photphat), sỏi axit uric, sỏi do nhiễm trùng và sỏi cystine. Thường gặp nhất là sỏi canxi oxalat và sỏi canxi photphat, chiếm khoảng 80%. Tiếp theo là sỏi kiềm vô cơ do nhiễm trùng (khoảng 10 đến 15%), sỏi axit uric (10%) và sỏi do một số ít bệnh di truyền.

Sỏi canxi oxalat: Chủ yếu do axit oxalic có trong thực phẩm, bao gồm các loại đồ uống như trà đặc, cà phê, cocacola, bia,... và đồ ăn như đậu phộng, sô cô la, đậu lăng, rau bina, măng tây, củ cải, ... Ngoài ra cần hạn chế ăn quá nhiều các loại hoa quả bổ sung vitamin C như cam quýt, nho, dâu tây, táo, v.v...

Sỏi canxi photphat: Gây ra bởi axit photphoric trong các loại thực phẩm như men, mầm lúa mì, tôm, nấm, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, đậu và các loại hạt.

Sỏi axit uric: Nên hạn chế uống rượu và ăn các thức ăn chứa nhiều purin như nội tạng động vật, cá, hải sản, nước cốt và tinh chất gà.

Sỏi cystine: là loại sỏi ít phổ biến hơn, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm cung cấp protein như thịt, gia cầm, cá, trứng, đậu nành và lúa mì.

 

Chế độ ăn uống điều trị sỏi thận như thế nào?

Thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống rất quan trọng đối với việc phòng ngừa sỏi thận. Dưới đây là một số nguyên tắc cho bạn tham khảo:

- Ăn nhiều trái cây, rau củ và thực phẩm nguyên chất

- Uống nhiều nước để tăng khả năng đi tiểu, giúp đào thải các viên sỏi nhỏ trong cơ thể ra ngoài.

- Hạn chế ăn đồ ăn quá mặn, cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ

- Hạn chế sử dụng các thực phẩm tinh chế

- Không ăn quá no để giảm gánh nặng cho cơ thể

Ngoài điều chỉnh thói quen ăn uống, việc tập thể dục thường xuyên cũng có thể đẩy nhanh quá trình thải đào các viên sỏi nhỏ hoặc sỏi ở cuối đường tiết niệu.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Journal of Kidney Diseases cũng chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng DASH để giảm huyết áp cũng có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chế độ ăn kiêng DASH rất giàu khoáng chất, vì vậy bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Lan Hương (Nguồn: Commonhealth)

Tin mới