Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sợ tên lửa Nga tấn công, Mỹ tính toán đến việc đem giấu vệ tinh

(VTC News) -

Sau cuộc thử nghiệm tên lửa diệt vệ tinh của Nga, Lầu Năm Góc đang tính toán đến khả năng che giấu các hệ thống vệ tinh của nước này ngoài không gian.

Phát biểu về vụ phóng thử nghiệm tên lửa diệt vệ tinh của Nga vào đầu tuần này (15/11), Trung tướng Nina Armagno, thuộc lực lượng Không gian Mỹ tin rằng nước này cần thêm những giải pháp để bảo vệ tốt hơn các tài sản của quân đội Mỹ trong không gian.

Tướng Armagno cũng cho biết thêm, cuộc thử nghiệm của Nga đặt ra những thách thức đối với lực lượng không gian Mỹ, điều đó có nghĩa nước này cần những cách hiểu quả hơn để bảo vệ các tài sản của mình, như che giấu hoặc tạo “rào cản” khiến các mục tiêu có giá trị khó bị tiêu diệt hơn.

“Chúng tôi đang thực hiện các sứ mệnh này bằng chính sứ mệnh đó. Chúng ta cần đẩy mạnh việc mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa, thay đổi quỹ đạo bay của các vệ tinh, bổ sung thêm hệ thống lưu trữ dữ liệu, thiết kế lại các vệ tinh với kích thước nhỏ hơn hoặc đa dạng hóa mục đích sử dụng. Tất cả những giải pháp này sẽ làm giảm nguy cơ Nga phát động một cuộc tấn công nhằm vào tài sản của quân đội Mỹ trong không gian”, tướng Armagno phân tích.

Trung tướng Nina Armagno cảm thấy lo ngại trước vụ thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh của Nga. (Ảnh: Air Force Magazine)

Cũng theo tướng Armagno, từ cuộc thử nghiệm có thể thấy Moskva đang có một loại vũ khí mới, nếu chúng có thể tiêu diệt một vệ tinh của Nga thì họ cũng bắn hạ một vệ tinh Mỹ.

Ngoài Mỹ, Cục Không gian Anh bày tỏ quan ngại về vụ thử tên lửa chống vệ tinh của Nga vừa qua.

Phát biểu của tướng Armagno được đưa ra sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng cuộc thử nghiệm tên lửa của nước này ngoài không gian tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế.

“Sự kiện này được thực hiện theo đúng luật pháp quốc tế, bao gồm cả Hiệp ước Ngoài không gian (1967), và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. Với các thông số về thời gian và quỹ đạo thử nghiệm, các mảnh vỡ hình thành trong quá trình sau đó không gây ra mối đe dọa hay cản trở hoạt động của các trạm quỹ đạo, tàu vũ trụ hoạt động không gian”, Zakharova cho biết trong một tuyên bố.

Bà Zakharova cũng nhấn mạnh rằng, từ những năm 1950, Mỹ đã luôn theo đuổi chính sách sử dụng các chương trình nghiên cứu không gian cho hoạt động quân sự, kể cả việc triển khai vũ khí lên vũ trụ nhằm đạt được ưu thế trong việc trong việc kiểm soát không gian.

Có thông tin cho thấy Nga sử dụng tên lửa phòng không S-500 để thực hiện vụ thử nghiệm vũ khí diệt vệ tinh vừa qua.

Tuyên bố sau đó của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu xác nhận rằng Moscow đã thử nghiệm thành công một hệ thống tên lửa chống vệ tinh mới, vũ khí này đã tiêu diệt thành công một vệ tinh do thám cũ của Nga trong thử nghiệm.

Theo ông Shoigu, các mảnh vỡ của vệ tinh cũ được tạo ra trong cuộc thử nghiệm không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với các hoạt động không gian.

Tuyên bố trên của ông Shoigu làm nhằm đáp lại các cáo buộc của Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó về việc vụ thử nghiệm của Nga đã tạo ra hơn 1.500 mảnh vỡ ngoài không gian có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động ngoài vũ trụ của một số quốc gia.

Trà Khánh

Tin mới