Người đàn ông 61 tuổi là một "hikikomori", hay còn gọi là người ẩn dật trong xã hội ở Nhật Bản. Vụ việc được đưa ra xử tại Tòa án quận Tokyo vào tháng trước. Người đàn ông không phản đối những cáo buộc của công tố về việc không thông báo cho nhà chức trách về cái chết của cha. Tuy nhiên, luật sư bào chữa phủ nhận rằng, bị cáo làm như vậy để tiếp tục lấy tiền trợ cấp của người cha quá cố.
Cha của bị cáo 91 tuổi chết trong căn hộ nhỏ tại quận Adachi, Tokyo vào ngày 31/7. Bị cáo nói trước tòa, ông giữ xác của cha, tắm, thay quần áo và bắt những con bọ trên xác của cha mỗi ngày. Xác chết bắt đầu phân hủy và chảy nước nên căn hộ bắt đầu bốc mùi. Hàng xóm thấy mùi hôi thối bốc ra từ căn hộ của hai cha con nên báo cho cảnh sát.
Ước tính ở Nhật có tới 10 triệu người sống ẩn dật với xã hội.
Trong các bản khai với tòa, người đàn ông cho biết: “Tôi không thể gọi xe cứu thương tới chở xác cha tôi đi vì tôi sợ mình sẽ phải sống cô đơn”.
Tòa cho biết, gia đình của bị cáo sống ở căn hộ này từ khi người con mới học cấp 2. Tốt nghiệp cấp 3, ông này tìm được công việc tại một cửa hàng quần áo. Mẹ của ông chết vì ung thư khi ông 20 tuổi và sau đó người đàn ông này không đi làm nữa mà ở nhà suốt mấy chục năm qua.
Cha của ông làm bảo vệ tại một trường trung học gần nhà. Ông luôn động viên con trai đi tìm việc nhưng con trai ông không muốn bước ra khỏi nhà để kiếm việc. Người con trai hàng ngày chỉ quanh quẩn trong nhà dọn dẹp, nấu nướng và họ sống nhờ vào thu nhập ít ỏi của người cha.
Khi được các ủy viên công tố hỏi định làm gì với di hài của cha, người đàn ông nói anh không biết sẽ phải làm gì tiếp theo. “Tôi không có ai để nói chuyện, nên tôi chỉ đơn giản muốn giữ lại mọi thứ như hiện tại”.
Các công tố viên yêu cầu tòa kết tội bị cáo 1 năm tù giam cuối cùng, người đàn ông này hưởng 1 năm tù treo.
Vụ việc này khiến mọi người chú ý tới hoàn cảnh của hơn 1 triệu "hikikomori" trên khắp Nhật Bản, đặc biệt khi các bậc cha mẹ sống cùng và chăm sóc các "hikikomori" nay đã già yếu và sắp chết.
Một "hikikomori" ở Nhật.
Theo các chuyên gia, làn sóng những người trung niên không đi làm, hạn chế các kỹ năng giao tiếp xã hội và có ít hoặc không có kinh nghiệm về cách hoạt động trong xã hôi. Đó chính là những người hikikomori, những người bị xã hội lãng quên.
Theo ước tính của chính phủ, hiện có khoảng 1.15 triệu "hikikomori" ở Nhật nhưng giáo sư Saito Tamaki cho rằng con số đó ở Nhật phải là 10 triệu.
“Thông thường con cái là sẽ người chăm sóc và nuôi dưỡng cha mẹ khi về già nhưng ở Nhật, vai trò này bị đảo ngược” – Makoto Watanabe, Phó giáo sư truyền thông ở trường Đại học Hokkaido Bunkyo nói.
Chính phủ Nhật Bản tổ chức các cuộc hội thảo để tìm biện pháp hỗ trợ những "hikikomori" và gia đình họ, Watanabe cho biết.
Tuy nhiên, đa số các biện pháp lại tập trung vào phương pháp điều trị cho căn bệnh này và hỗ trợ những người bị bệnh cùng gia đình nhưng không có giải pháp cho "hikikomori" lớn tuổi.
Theo bà Makoto, hiện tượng "hikikomori" được đặt tên vào những năm 70 dù nó xuất hiện từ những năm 50 và 60 của thế kỷ trước.