TS. Phí Thị Linh Giang - Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp, Trường VinUni chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp thú vị của các sinh viên và những dự định trong tương lai gần.
- Trong tương lai, VinUni hướng tới trở thành một môi trường của những người khởi nghiệp, môi trường đổi mới sáng tạo. Vậy đâu là mô hình VinUni đi theo, thưa bà?
VinUni có kết nối với Đại học Cornell, đây cũng là 1 trong 2 đối tác chiến lược của VinUni. VinUni sử dụng khá nhiều mô hình của Cornell (Top 20 thế giới).
Anh-chi-Giang-Phi-1-e1632388684859 (1).jpg
Muốn giải quyết được vấn đề, muốn có đổi mới sáng tạo thì phải đưa mọi người từ các lĩnh vực khác nhau vào làm việc với nhau.
TS. Phí Thị Linh Giang
Cornell có khác nhiều trung tâm khởi nghiệp. Không chỉ là trung tâm khởi nghiệp chung chung mà có trung tâm khởi nghiệp bền vững, trung tâm khởi nghiệp chuyên chạy sự kiện, hội thảo. Cornell là đại học có nhiều trường và VinUni hiện đang đi theo mô hình này.
VinUni hiện có 4 Viện: Viện Kinh doanh Quản trị, Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính, Viện Khoa học sức khỏe, Viện Khoa học và Giáo dục khai phóng.
Muốn giải quyết được vấn đề, muốn có đổi mới sáng tạo thì phải đưa mọi người từ các lĩnh vực khác nhau vào làm việc với nhau. Đó là mô hình của Cornell. Ngoài ra còn có phương pháp học tích cực của MIT - trường đại học hàng đầu.
Dạy học bình thường rất nhàm chán, sinh viên không thể nào đổi mới sáng tạo. Sinh viên VinUni được học môn Agile Innovation (môn học đại cương về tư duy đổi mới sáng tạo giúp các bạn trẻ có đầy đủ kĩ năng kĩ năng để trở thành một người xuất sắc, bao gồm quan sát, đặt câu hỏi, trừu tượng hóa, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo) ngay từ năm đầu tiên.
Sinh viên VinUni luôn được khuyến khích đặt câu hỏi, phản biện với giáo viên và làm nghiên cứu với giáo sư ngay từ năm đầu tiên. Tất cả tạo ra môi trường năng động, ngoài ra sẽ có những trung tâm về nghiên cứu. Ví dụ, GS Minh Đỗ đang dẫn đầu trung tâm nghiên cứu về Khoa học Sức khỏe thông minh. Ngoài ra, năm tới VinUNi sẽ có thêm 1 vài trung tâm nghiên cứu.
- Hoạt động khởi nghiệp hiện tại của sinh viên VinUni đang diễn ra thế nào?
Ở VinUni mới chỉ tuyển sinh 2 khóa, là sinh viên năm 1, năm 2. Thế nhưng các sinh viên đều rất đam mê khởi nghiệp. Như đội ngũ UpYouth được tạo ra bởi 1 sinh viên năm nhất ( em Trần Tuấn Minh). Tuấn Minh tạo ra UpYouth năm 2021 và đi vào trung tâm ươm tạo ra mạng lưới trên toàn thế giới với hơn 3.000 thành viên. Em đã chạy khá nhiều chương trình như podcast, gặp gỡ với các lãnh đạo. Hè này các em sẽ tổ chức chương trình ươm tạo cho sinh viên VinUni cũng như các đội ngũ xuất sắc trên toàn Việt Nam trong độ tuổi 18-25. Riêng đội ngũ của các bạn đã có gần 100 thành viên từ các đại học lớn trên thế giới.
Ngoài ra cũng có nhiều sinh viên cũng rất tiềm năng. Như có 1 bạn đi sang Singapore tham gia 1 Hackathon - một sự kiện thi đua lập trình và gọi vốn được 50.000 USD. Sắp tới sẽ có 10 đội đi vào ươm tạo, hy vọng đến tháng 10/2022 sẽ có thêm những đội nhóm làm được những sản phẩm nhất định.
TS. Phí Thị Linh Giang - Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp VinUni chia sẻ về vấn đề khởi nghiệp của sinh viên
- Vậy VinUni đang "ươm mầm" như thế nào để tháng 10 có thể "hái quả ngọt"?
Trong hè này, từ cuối tháng 6 chúng tôi sẽ bắt đầu chạy ươm tạo chung với UpYouth. UpYouth sẽ mời những người thực chiến, không chỉ dạy bình thường, mà mời người sáng lập, giám đốc điều hành trong từng lĩnh vực.
Ngoài ra trong suốt quá trình ươm tạo mỗi đội sẽ có 1 startup buddy. Buddy sẽ đi theo xem đội nhóm đang cần gì, thiếu gì để kết nối vào nguồn lực của VinUni và UpYOuth để đưa ra hỗ trợ cần thiết. Sinh viên VinUni nhận được thêm 2.000 USD tiền tài trợ hạt giống. Với nguồn lực tổng hợp lớn như vậy, hy vọng đến tháng 10 ra được sản phẩm mẫu, sinh viên có thể đi gọi vốn.
Các hạt mầm làm việc theo nhóm. Phải tìm được nhóm trưởng và nhìn thấy tiềm năng của nhóm trưởng hoặc người đồng sáng lập. Cần biết họ có tiềm năng gì, có bổ trợ được cho nhau không. Sau đó kêu gọi và phát triển đội nhóm. Có thể lấy ví dụ như UpYouth ban đầu chỉ có tầm 10 người, sau đó phát triển ra gần 100 người.
Sinh viên học tập tại VinUni.
- VinUni gia tốc cho quá trình khởi nghiệp của sinh viên thế nào, thưa bà?
Chúng tôi phải bắt đầu từ đầu khi sinh viên mới vào trường. Ngay từ khi vào trường sinh viên đã được gieo tư duy khởi nghiệp. Các sinh viên chỉ cần có ý tưởng, giáo sư của Trung tâm Khởi nghiệp sẵn sàng hỗ trợ mỗi tuần để giúp sinh viên phát triển ý tưởng.
Nếu sinh viên có sẵn nền tảng, quá trình ươm tạo sẽ nhanh hơn rất nhiều so với những sinh viên không có tư duy hay người hướng dẫn.
VinUni chuẩn bị khởi động mùa ươm tạo thường niên đầu tiên kéo dài 3 tháng, những dự án triển vọng sẽ vào vòng tăng tốc. Các bạn sinh viên sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn nữa (cả về tài chính và kiến thức).
Tăng tốc dự kiến kéo dài 3 tháng với mức hỗ trợ là từ 5.000-10.000 USD/đội. Mùa hè cũng là dịp sinh viên có thể có toàn lực tạo ra sản phẩm. Đây là hoạt động của Trung tâm Khởi nghiệp VinUni thành lập từ tháng 2.
Về lâu dài, sau khi VinUni có sinh tốt nghiệp ra trường, các bạn có thể dồn toàn lực 100% cho khởi nghiệp. Khi đó, VinUni có thể có trung tâm làm việc chung để đưa cựu sinh viên về hỗ trợ lại trực tiếp cho sinh viên, thậm chí là tài trợ để tạo thành một vòng tuần hoàn khởi nghiệp.