Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sinh vật không chân, có vết cắn mang theo nọc độc như rắn

(VTC News) -

Các nhà khoa học tới từ Mỹ và Brazil phát hiện một loài lưỡng cư mang trong mình nọc độc tương tự loài rắn có tên gọi Caecilian hay 'siphonops annulatus'.

Caecilian thuộc lớp động vật lưỡng cư như kỳ nhông và ếch, nhưng thường bị nhầm là rắn vì cơ thể dài và không có chân. Trong khi rắn xuất hiện từ kỷ Phấn trắng cách đây 100 triệu năm trước, caecilian có thể sinh sống từ cách đây 250 triệu năm. 

Chúng sống trong các hang tự tạo và tiết ra 2 loài dịch tiết khau nhau -  chất nhầy trên đầu và nọc độc tương tự của loài rắn ở đuôi của chúng. 

Caecilian bị mù và phải nhờ vào các xúc tu trên khuôn mặt và chất nhờn để di chuyển. 

Caecilian thuộc lớp động vật lưỡng cư nhưng lại có ngoại hình tương tự rắn. (Ảnh: Carlos Jared)

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí iScience hôm 3/7, giống như rắn, caecilian có tuyến gần răng tiết ra nọc độc. Đặc điểm này khiến caecilian nhiều khả năng là loài lưỡng cư đầu tiên sở hữu vết cắn có độc. 

"Khi kiểm tra tuyến nhầy của caecilian, tôi tình cờ phát hiện ra một bộ các tuyến chưa từng được biết đến ở gần với răng của nó", Pedro Luiz Mailho-Fontana - nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Phòng thí nghiệm Sinh học Cấu trúc Butantan ở São Paulo, Brazil cho hay. 

Những gì Mailho-Fontana tìm thấy là các tuyến nhỏ chứa đầy chất lỏng ở hàm trên và hàm dưới với các ống dẫn dài mở ra ở chân răng. 

Sử dụng phân tích phôi thai, Pedro và các cộng sự phát hiện ra rằng các tuyến này có nguồn gốc từ một mô khác với chất nhờn và tuyến độc dược tìm thấy trong da. 

Giáo sư Edmund Brodie tới từ Đại bọc Utah, đồng tác giả nghiên cứu khẳng định Caecilian về cơ bản là vô hại. 

Caecilian không chủ động tiêm nọc độc của mình vào đối thủ. Thay vào đó, chỉ trường hợp bị tấn công, chúng mới sử dụng dịch tiết từ các tuyến miệng giống như rắn để vô hiệu hóa con mồi. 

Một phân tích hóa học sơ bộ về dịch tiết tuyến miệng của caecilian cho thấy sự tồn tại của phospholipase A2, một loại protein phổ biến được tìm thấy trong chất độc của động vật có nọc độc.

"Protein phospholipase A2 không phổ biến ở các loài không có nọc độc, nhưng chúng tôi tìm thấy nó trong nọc độc của ong, ong bắp cày và nhiều loại bò sát", ông Pedro cho hay.

Diệu Hoa

Tin mới