Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Siêu cường nào có lực lượng dự bị động viên lớn nhất, Nga hay Mỹ?

(VTC News) -

Nếu xảy ra một cuộc xung đột giữa Nga – Mỹ, thì mỗi bên có thể huy động bao nhiêu binh sĩ dự bị và liệu đó có phải là cuộc chiến lớn nhất thế kỷ 21.

Tờ Russia Beyond dẫn lại một báo cáo do Carl Hamilton – một chuyên gia quân sự đến từ Đại học Carl Hamilton (Đan Mạch) cho biết, Nga có khả năng huy động lực lượng dự bị lớn hơn so với Mỹ, trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai bên.

Nhận định trên được Hamilton đưa ra khi tiến hành so sánh sự chênh lệch về tiềm lực quân sự giữa Nga và Mỹ, trong báo cáo có tên: “Nga có những khả năng quân sự nào mà Mỹ không có?”.

Cũng theo đánh giá của Hamilton, cả hai siêu cường quân sự dù có mức chi tiêu quốc phòng chênh lệch khá lớn, nhưng Nga lại có những lợi thế mà phía Mỹ không thể có được.

Nga vẫn có lợi thế nhất định về mặt quân sự dù có ngân sách quốc phòng thua kém Mỹ. (Ảnh: RT)

Chẳng hạn, dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông từng yêu cầu Quốc hội Mỹ thông qua gói ngân sách quốc phòng trị giá 740 tỷ USD trong năm 2021, con số này sau đó tiếp tục bị đội lên thành 778 tỷ USD (tăng 4,4% so với năm 2019) khi Washington đưa ra kế hoạch mua thêm hai tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia.

Để so sánh, ngân sách quân sự của Nga năm 2020 không vượt quá 61,7 tỷ USD (tăng 2,5% so với năm 2019). Tuy nhiên, các hợp đồng mua sắm vũ khí của Moskva lại có quy mô tương đương với Washington.

Đến năm 2021, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định vẫn duy trì chi tiêu quốc phòng ở mức 770 tỷ USD trong năm tài chính 2022. Dù vậy cách sử dụng ngân sách này có sự thay đổi, khi 80 tỷ dành cho các hoạt động quân sự ở Afghanistan và Iraq được chuyển sang việc phát triển các loại vũ khí tiên tiến.

Sự thay đổi này khiến giới quan sát đặt ra câu hỏi: Chi tiêu quân sự của Mỹ trong suốt 20 năm qua có thực sự hiệu quả, bởi giờ đây khi chịu sức ép quá lớn từ Nga và Trung Quốc, họ mới có động thái phòng vệ?

Sau hai thập kỷ bỏ mặc, Mỹ bắt đầu chú ý tới việc phát triển các hệ thống vũ khí mới trước sức ép từ Nga và Trung Quốc. (Ảnh: CSIS)

Dự trữ quốc phòng của Mỹ và Nga

Một trong những lợi thế của Nga là khả năng huy động và trang bị quân số nhiều hơn Mỹ trong một khung thời gian ngắn. Theo Hamilton, điều này là do Nga xây dựng lực lượng vũ trang theo chế độ nghĩa vụ quân sự, trong khi đó quân đội Mỹ là theo hợp đồng.

Cụ thể, lực lượng dự bị động viên (từng phục vụ trong quân đội) của Nga có quy mô lên đến 2 triệu người. Cùng với đó là 350.000 quân thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia và 20 triệu người thuộc các đơn vị quân dự bị khác.

Đối với Mỹ, quân số dự bị được huấn luyện là 800.000 người, trong đó hơn một nửa thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia. Điều này có nghĩa là Washington sẽ không thể nhanh chóng bù đắp tổn thất về nhân sự trong một cuộc xung đột quy mô lớn (ví dụ với Moskva hoặc Bắc Kinh). Về phía Nga, họ hoàn toàn có thể tăng gấp đôi quy mô lực lượng vũ trang trong thời bình hoặc tăng cường lực lượng lên 3 triệu người trong một thời gian ngắn.

Đồng thời, Hamilton lưu ý các lực lượng vũ trang Mỹ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thời bình, phần lớn là do khả năng tuyển dụng quân nhân mới thấp.

Vai trò của lực lượng dự bị

Dù có nhiều có nhiều bất lợi trong điều động nhân sự, Hamilton vẫn cho rằng lực lượng quân sự bị bự của Mỹ sẽ đóng vai trò tối thiểu trong một cuộc xung đột tiềm tàng với Nga.

Thứ nhất, Mỹ sẽ không để xung đột lan đến nước này. Hầu hết các khu vực đứng trước nguy cơ chiến tranh đều sẽ xảy ra ở châu Âu hoặc Đông Bắc Á. Đồng thời, người Mỹ sẽ cố gắng sử dụng tối đa tiềm lực quân sự của các đồng minh, bất chấp thực tế người dân Mỹ vẫn có nguy cơ trở thành mục tiêu bị tấn công khi xung đột nổ ra.

Lực lượng dự bị sẽ không đóng vai trò quá lớn trong cuộc chiến giữa Nga và Mỹ. (Ảnh: Vitaly V. Kuzmin)

Thứ hai, Nga sở hữu một lực lượng quân dự bị lớn để bảo vệ lãnh thổ của mình. Nhưng điều này sẽ cực kỳ khó triển khai trong một cuộc chiến ở Mỹ, do khoảng cách địa lý. Hải quân Mỹ nắm gần như mọi vùng biển, còn hỗ trợ đường không của Nga không phù hợp cho một chiến dịch đổ bộ quy mô lớn trên đất Mỹ. Trong khi đó, dân số Mỹ gấp đôi so với Nga.

Thứ ba, học thuyết quân sự của Mỹ đã vạch ra một kế hoạch tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường nhằm vào Nga, trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Quân đội Mỹ cũng vạch ra sẵn kế hoạch đánh chặn các cuộc tấn công tên lửa từ Nga.

Để đáp lại, Nga cũng có vũ khí có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa cả Mỹ, đó là các thế hệ tên lửa siêu thanh như Avangard, Kinzhal và Zircon. Chúng có thể triển khai từ nhiều phương tiện phóng khác nhau, gần như không thể bị đánh chặn.

Để đánh chặn các tên lửa của Nga, Mỹ chỉ có thể đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa ở quỹ đạo thấp của Trái đất nhưng điều này sẽ cần đến một hệ thống khoảng 1.000 vệ tinh, đối với Washington đây là việc quá sức. Trong khi đó hướng đi này chỉ giải quyết được một phần nào đó nguy cơ, chưa kể đến việc Nga và Trung Quốc có kho vũ khí chống vệ tinh khá mạnh.

Trà Khánh

Tin mới