Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Sau bao lâu thì mật ong rừng hóa thành chất độc?

[VTC News] - Mật ong rừng hiện đang là sản phẩm hot được săn lùng rộng rãi trên mạng. Tuy nhiên, khác với rượu, mật ong rừng không phải để càng lâu thì sẽ phát

[VTC News] - Mật ong rừng hiện đang là sản phẩm hot được săn lùng rộng rãi trên mạng. Tuy nhiên, khác với rượu, mật ong rừng không phải để càng lâu thì sẽ phát sinh nhiều công dụng thần kì như đồn đãi.

Mật ong chứa rất nhiều dưỡng chất, được cho là phương thuốc bổ giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Cách đây hơn một năm, có câu chuyện chia sẻ về một cụ ông gần 80 tuổi mà bị ho suốt 2 tháng không khỏi. Được người ta mách bảo, ông dùng thuốc có thành phần mật ong rừng phân phối cách đây hơn 23 năm để chữa ho. Kết quả là bệnh ho hết chỉ sau 10 ngày nhưng rốt cuộc lại nảy ra căn bệnh khác đáng sợ hơn nhiều: suy thận, và nguyên nhân được cho chính là do mật ong.

Vì đâu nên nỗi?

Nỗi đó nằm ở quan điểm sai lầm mà rất nhiều người đang mắc phải, rằng mật ong rừng có thể để mãi mà không hỏng, thậm chí để càng lâu càng tốt. Thực tế thứ gì cũng có hạn sử dụng của nó, và hạn sử dụng của mật ong rừng chỉ trong vòng 2 năm, để quá thời gian này mật sẽ bị thay đổi, giảm giá trị dinh dưỡng và thậm chí gây hại.

Hạn sử dụng của mật ong rừng chỉ là 2 năm. 

Sự biến đổi dễ nhận thấy nhất ở mật ong rừng để lâu là:

- Bằng màu sắc: mật ong bình thường có màu vàng, để càng lâu màu càng chuyển sậm về đen, khi thấy mật chuyển màu thì nên bỏ đi.

- Bằng cách ngửi: mật ong để lâu sẽ không còn hương thơm ngọt đặc trưng nữa mà có vị đắng hoặc cay, khi ngửi cảm thấy vô cùng khó chịu.

- Bằng cách nếm: mật ong bình thường có vị ngọt xen lẫn chút chua, trong đó vị ngọt là chủ yếu. Càng để lâu, vị ngọt càng giảm và vị chua tăng lên, một số trường hợp mật có thêm vị cay do lên men. Khi độ chua còn chấp nhận được thì mật ong tuy không còn được khuyến khích để pha uống nhưng vẫn có thể sử dụng cho các món ăn; nhưng lâu hơn nữa, khi mật đã lên men, thấy trên bề mặt có bọt trắng, ngửi có mùi cay của rượu thì không nên dùng nữa.

Theo dược sĩ Trần Xuân Thuyết, vấn đề nghiêm trọng hơn nằm ở chỗ mà mắt ta không thấy được, mũi không ngửi được, miệng không nếm được: Trong mật ong rừng có chất độc gọi là Hydroxy Methyl Furfurol (HMF), thử độ độc hại của HMF trên động vật thấy ở hàm lượng 200mg/kg, HMF có thể làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỉ lệ ung thư…

Mật ong bảo quản ở nhiệt độ càng cao thì sinh ra chất HMF càng nhiều. 

Khi bảo quản mật ong rừng ở nhiệt độ càng cao thì chất HMF sinh ra càng nhiều. Mật ong mới thu hoạch HMF là 1-5mg/kg, sau 100 - 200 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30-35°C thì HMF tăng thêm 200-300mg/kg. Trong câu chuyện đáng sợ được chia sẻ, lượng HMF trong mật ong mà ông cụ sử dụng (bảo quản 23 năm, với thời tiết Hà Nội trung bình mỗi năm có 80 ngày nóng trên 30°C) sẽ là 2.760-3.680mg/kg.

Lưu ý rằng trong tiêu chuẩn nhập khẩu mật ong vào các nước châu Âu và Hoa Kỳ thì hàm lượng HMF chỉ là 10-15mg/kg. Theo nhiều chuyên gia, có thể bảo quản mật ở nhiệt độ dưới 20°C ngay sau khi thu hoạch để lượng HMF không bị tăng một cách đáng báo động như vậy.

Sau câu chuyện này thấy rằng rõ ràng ta không nên tiếc của mà dùng mật ong rừng để lâu ngày. Ngoài ra, lưu ý rằng cách bảo quản mật ong sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của mật mà bạn đang sử dụng. Bạn nên bảo quản mật ong trong những chiếc lọ đậy kín, để ở chỗ tối và mát, tránh để lẫn nước vào nếu không muốn mật chóng bị lên men nhé.

Mai Hạnh

Nguồn:

Tin mới