Sao chổi "Thiên Nga", tên chính thức là C/2020 F8, được phát hiện vào cuối tháng 3 bởi nhà thiên văn học Michael Mattiazzo. Tất cả các dấu hiệu cho thấy nó có thể sẽ là sao chổi sáng nhất trong năm 2020.
Sao chổi là các thiên thể được làm từ đá và băng, phần lớn cuộc đời của chúng cách xa Mặt trời. Khi tới gần một ngôi sao, nó sẽ nóng lên, "thăng hoa" phần băng bên trong lõi của chúng, phần khí và bụi sẽ bị đẩy ra phía sau tạo thành phần đuôi dài hàng triệu km.
C / 2020 F8 được quan sát từ Indonesia. (Ảnh: Wikipedia)
C/ 2020 F8 đi qua Trái đất hồi giữa tháng 5 và giờ đang cách chúng ta 85 triệu km. Tuy nhiên, "Thiên Nga" đang trở nên sáng hơn vì nó đang tiếp cận với Mặt trời. Hiện tại, vẫn có thể quan sát được sao chổi này trên bầu trời phía Tây Bắc sau khi mặt trời lặn từ nay cho tới giữa tháng 6.
Một số người thậm chí có thể quan sát nó bằng mắt thường.
Theo các nhà thiên văn học C/2020 F8 sẽ ghé thăm vùng bên trong Hệ mặt trời cứ sau 11,597 năm/lần và sẽ tới điểm gần nhất với Mặt trời, còn được gọi là "vùng nguy hiểm" vào 27/5.
Hiện chưa rõ liệu sao chổi này có thể sống sót sau cuộc chạm trán gần nay hay không. Nhưng nếu vượt qua được, nó sẽ trở nên sáng hơn nữa nếu quan sát từ bán cầu bắc.