Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

'Săn' dự án liền kề cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

(VTC News) -

Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành hoàn thành được kỳ vọng sẽ giúp phát triển các đô thị lớn dọc tuyến, giúp thị trường BĐS thêm sôi động.

Tháng 11/2024, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dự kiến sẽ khởi công. Đây là tuyến đường huyết mạch và quan trọng của tỉnh Bình Dương, được Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo trực tiếp tại vị trí khảo sát và yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án để thúc đẩy giao thương, phát triển không gian kinh tế khu vực.

Trục động lực tăng trưởng toàn vùng Đông Nam Bộ

Dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tổng mức đầu tư khoảng 17.408 tỷ đồng, là dự án thông thương huyết mạch thuộc trục cao tốc Bắc - Nam của Bình Dương và Bình Phước; kết nối với các tuyến Vành đai 2, Vành đai 3 và Vành đai 4 của TP.HCM; đồng thời tiếp nối cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), tạo liên kết quan trọng đến các sân bay và cảng biển. Đoạn đường qua Bình Phước dài khoảng 7 km, còn đoạn qua Bình Dương kéo dài hơn 52 km.

Tại Bình Dương, tuyến cao tốc đi qua TP.Thuận An, TP.Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo và huyện Bàu Bàng. Điểm đầu của đoạn cao tốc này tại đường Vành đai 3 - TP.HCM (thuộc địa phận TP.Thuận An), điểm cuối tại ranh giới tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các tỉnh, thành phố liên quan khảo sát thực địa công trình đường cao tốc. (Ảnh: Báo Bình Dương)

Thủ tướng cũng nhấn mạnh tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cần quy hoạch và bố trí các nút giao hợp lý để khai thác tối đa tiềm năng phát triển không gian kinh tế mới. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp, dịch vụ và đô thị thế hệ mới, gắn liền với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn. 

Bước đột phá cho phát triển bền vững

Nhờ vào chiến lược tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông tốt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển ngày càng lớn, Bình Dương trở thành cửa ngõ quan trọng cho khu vực dẫu cho vị trí địa lý của tỉnh không có cảng hàng không hay cảng biển.

Phát triển hạ tầng giao thông liên tục đã kéo theo sự phát triển của các khu công nghiệp, dịch vụ, và đô thị thế hệ mới, từ đó giúp Bình Dương giành thế chủ động trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Minh chứng rõ ràng nhất, trong 9 tháng đầu năm 2024, Bình Dương thu hút được 1,2 tỷ đô la Mỹ vốn FDI và 56.616 tỷ đồng vốn đăng ký trong nước, tiếp tục giữ vị trí thứ 2 toàn quốc sau TP.HCM về thu hút vốn đầu tư các dự án FDI (cập nhật đến tháng 8/2024).

Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng của Bình Dương.

Sau khi hoàn thành tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, tuyến đường sẽ tạo ra một vòng cung kết nối vùng động lực kinh tế miền Đông, rút ngắn thời gian lưu thông giữa các thành phố và hệ thống các khu công nghiệp của Bình Dương.

Đồng thời, tuyến cao tốc còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển cụm khu công nghiệp, dịch vụ du lịch, các khu đô thị lớn dọc tuyến, giúp thị trường bất động sản thêm sôi động và có nhiều khu đô thị đa tiện ích phục vụ cư dân.

Sức bật của dự án bất động sản liền kề cao tốc

Khó ai có thể phủ nhận tiềm năng tăng trưởng của các dự án bất động sản liền kề cao tốc, bởi đây luôn được xem là cửa ngõ giao thương chiến lược trong khu vực, là lợi thế phát triển thương mại dịch vụ và là động lực để giá trị bất động sản gia tăng nhanh chóng. Trong quá khứ, giá bất động sản dọc cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây từ năm 2015 - 2016 có giá 40 - 50 triệu đồng/m2. Năm 2019 tăng lên 60 - 80 triệu đồng/m2 khi cao tốc thông, tăng 50 - 100%.

Khi tình hình nguồn cung khan hiếm tại TP.HCM, việc cư dân đang có những sự chuyển dịch về khu vực đô thị vệ tinh thông qua các tuyến đường cao tốc cũng sẽ thúc đẩy giá trị bất động sản ở những khu vực này sẽ gia tăng nhanh chóng. Khu đô thị Alana City nằm liền kề cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đang là một trong những dự án “điểm sáng” của khu vực cửa ngõ phía Đông TP.HCM khi sở hữu vị trí sáng giá.

Từ đây, cư dân sinh sống trong khu vực di chuyển bằng tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đến TP.HCM chỉ khoảng 25 - 30 phút. Đây là một trong tuyến đường trọng điểm của miền Nam, hình thành các trục giao thông kết nối vùng Tây nguyên và Đông Nam bộ, rút ngắn thời gian di chuyển, chi phí vận tải và đảm bảo an toàn giao thông.

Không chỉ hưởng lợi từ cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Alana City còn hưởng trọn mạch nguồn thịnh vượng từ hệ thống giao thông chiến lược và đồng bộ, bao gồm: QL13, QL14, HL 612, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Đồng Phú, đường cao tốc Bình Dương - Đồng Phú, Vành đai 3, đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn - Phú Giáo.

Alana City là dự án của chủ đầu tư Phương Trường An Group, sở hữu 39 tiện ích nội khu đẳng cấp quốc tế cùng các tiện ích ngoại khu đa dạng, phù hợp với nhu cầu an cư của cư dân. Đầu tư từ giai đoạn mở bán, nhiều chủ sở hữu kỳ vọng vào tiềm năng tăng giá vượt trội của Alana City khi các dự án hạ tầng giao thông hoàn thành.

Vị trí của Alana City hội tụ tiềm năng gia tăng giá trị, cơ hội sinh lời, tăng trưởng trong tương lai. (Ảnh: Phương Trường An Group)

Hà An

Tin mới