Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quyền tác giả: Cục NTBD và nhạc sỹ chưa chung tiếng nói

(VTC News) – Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc đã gửi công văn tới Văn phòng Chính phủ tố” những sự bất cập trong công tác quản lý và cấp phép biểu diễn.

(

VTC News) – Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc đã gửi công văn tới Văn phòng Chính phủ để nêu lên sự cấp thiết phải chỉnh sửa, bổ sung những điều khoản vào các văn bản pháp luật, đồng thời đề nghị các biện pháp để thực thi quyền tác giả âm nhạc. Đồng thời, cũng đưa ra những bất cập trong công tác quản lý và cấp phép biểu diễn nghệ thuật hiện nay của Cục NTBD.

Theo các nhạc sĩ, sở dĩ họ không thu được đủ tiền tác quyền vì Cục NTBD chỉ yêu cầu nhà tổ chức cam kết thực hiện luật sở hữu trí tuệ khi nộp đơn xin cấp phép, nhưng sau khi nhận được giấy phép nhà tổ chức trốn luôn tiền tác quyền. Lần sau, những đơn vị này đến xin, Cục vẫn cấp giấy phép như thường. Đây là điều giới sáng tác nhạc không chấp nhận.

Theo ông Phó Đức Phương, năm 2011, có tới 90% chương trình biểu diễn “lờ” đi việc xin phép sử dụng bản quyền tác giả âm nhạc, nghĩa là 90% các tác phẩm âm nhạc trong các chương trình biểu diễn vừa qua bị sử dụng trái phép. 

 

Phía Cục NTBD thì cho rằng trên thực tế, cấp phép biểu diễn và bản quyền tác giả lại là hai lĩnh vực khác nhau, do hai cơ quan khác nhau quản lý. Việc cấp phép biểu diễn nghệ thuật thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Nghệ thuật Biểu diễn nhưng giao dịch bản quyền lại thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Bản quyền tác giả. Mặt khác, bản quyền là giao dịch dân sự, được quy định bằng Luật Sở hữu Trí tuệ.

Theo ông Phó Đức Phương, năm 2011, có tới 90% chương trình biểu diễn “lờ” đi việc xin phép sử dụng bản quyền tác giả âm nhạc, nghĩa là 90% các tác phẩm âm nhạc trong các chương trình biểu diễn vừa qua bị sử dụng trái phép.

Ông Phó Đức Phương khẳng định cơ quan quản lý Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn chưa quan tâm đến quyền tác giả âm nhạc. Pháp luật đã công nhận tác phẩm là tài sản riêng của các tác giả, là sở hữu của người sáng tác, những tổ chức cá nhân sử dụng phải xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và phải trả phí bản quyền, nhất là mục đích sử dụng kinh doanh.

Hơn 30 nhạc sĩ đã ký đơn kiến nghị vạch ra những bất cập hiện nay trong việc cấp phép biểu diễn nghệ thuật của Cục NTBD. 

Sau khi nghe những “tố cáo” từ phía các nhạc sĩ và Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, ông Phạm Đình Thắng, Phó Cục trưởng Cục NTBD đã khẳng định: “Nếu yêu cầu có bản quyền tác giả tác phẩm âm nhạc mới được cấp phép là trái với quy định hiện hành.

Trong tất cả những quy định của pháp luật về vấn đề cấp phép biểu diễn ca múa nhạc thì trong thủ tục hồ sơ không cần phải chứng minh đóng bản quyền cho nên tất cả cơ quan quản lý cấp phép hiện nay vẫn đang thực hiện theo đúng luật”.

Chuyện khúc mắc giữa các bên cũng bắt nguồn từ việc, “việc anh anh lo, không liên quan đến tôi”. Bởi theo nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh, một người cũng từng làm quản lý nghệ thuật biểu diễn với chức Phó GĐ Sở VH - TT & DL Hà Nội, thì không phải không có giải pháp:
 
"Theo tôi, không khó khăn gì trong việc giải quyết vấn đề này. Trước khi cấp phép, cơ quan quản lý chỉ cần yêu cầu đơn vị tổ chức chứng minh là mình đã thực hiện nghĩa vụ bản quyền đối với các tác giả có trong danh mục biểu diễn. Nếu có giấy phép của VCPMC thì mới cấp phép”.

Vi phạm của chương trình Ru tình diễn ra tại Cung văn hóa hữu nghị ngày 7 - 8/3 tới đấy đã thổi bùng lên những bức xúc của giới nhạc sĩ trong việc Cục NTBD "tiếp tay" cho bầu show không đóng tiền tác quyền. 

Khi được hỏi liệu có thể ngăn chặn trước những liveshow mà biết chắc chắn họ vi phạm bản quyền tác giả hay không, luật sư Khánh Toàn, người được các nhạc sĩ mời tư vấn luật, cho hay, đây là điều không thể.

Theo luật sư Toàn,  chỉ có thể phạt và dừng chương trình khi đã và đang diễn ra và có bằng chứng là đã vi phạm, hoặc có thể kiện sau khi chương trình đã diễn ra, bên kiện thu thập bằng chứng để đưa ra tòa phân xử.

Đại diện hợp pháp cho các nhạc sĩ cho rằng, muốn giải quyết tận gốc vấn đề thì phải sửa luật, bởi quy chế 47 quá nhiều kẽ hở, trong khi Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ và chỉ thị 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa được thực thi nghiêm túc.

Cũng nhờ sự tư vấn từ phía các luật sư mà Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc đã gửi công văn tới Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Trong đó, nêu lên sự cấp thiết phải chỉnh sửa, bổ sung những điều khoản vào các văn bản pháp luật, đồng thời đề nghị các biện pháp để thực thi quyền tác giả âm nhạc.

Đồng thời phía Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, đại diện cho hầu hết các nhạc sĩ thu tác quyền hiện nay, cũng gửi bản kiến nghị góp ý một số điều khoản cụ thể liên quan việc thực thi quyền tác giả đối với Nghị định “Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; phát hành, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu”.

 

Cụ thể, tại Điều 5 về trách nhiệm của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động và tổ chức biểu diễn, Trung tâm đề nghị bổ sung nội dung: Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh việc xin phép và trả tiền cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm sử dụng để biểu diễn theo các quy định hiện hành về bảo hộ quyền tác giả. Không được thay đổi lời ca, lời thoại, thêm động tác diễn xuất khác với nội dung đã được phép biểu diễn.

Trong Điều 7, Trung tâm kiến nghị Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật trình diễn thời trang (kèm theo hợp đồng với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của pháp luật).

Cũng liên quan đến nội dung này, tại Điều 20 của dự thảo về thủ tục cấp giấy phép phát hành, quyết định phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu, Trung tâm kiến nghị sửa khoản a là Đơn đề nghị cấp giấy phép phát hành hoặc phê duyệt nội dung phải kèm theo hợp đồng với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của pháp luật.

Đàm Mộng Hoài

 

Nguồn:

Tin mới