Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quy định về vị trí đặt biển báo hiệu lệnh

(VTC News) -

Biển báo hiệu lệnh có ý nghĩa gì, quy định đặt biển ra sao và khi tham gia giao thông, gặp biển báo này, người điều khiển phương tiện phải chấp hành thế nào?

Biển báo hiệu lệnh là gì?

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định 5 nhóm biển báo giao thông đường bộ được chia như sau: nhóm biển báo cấm; nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo; nhóm biển báo hiệu lệnh; nhóm biển báo chỉ dẫn và nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ. Trong đó, nhóm biển báo hiệu lệnh sẽ buộc người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).

Người tham gia giao thông có thể nhận diện nhóm biển báo hiệu lệnh bằng các đặc điểm như: có hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ bên trong màu trắng hoặc các biển có mã R và R.E. Nếu hết hiệu lệnh thì thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.

Biển báo hiệu lệnh thường có hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ bên trong màu trắng.

Biển báo hiệu lệnh thường được đặt tại các vị trí có điều kiện giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, nhiều phương tiện đặc biệt lưu thông qua lại như xe tải, xe chở hàng.

Biển báo này có nhiệm vụ thông báo cho người điều khiển giao thông thực hiện đúng theo các hiệu lệnh như: cấm đi đường một chiều, cấm quẹo trái hay phải, giảm tốc độ… để đảm bảo an toàn.

Quy định về vị trí đặt biển báo hiệu lệnh

Theo quy định tại Điều 36 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định về vị trí đặt biển báo hiệu lệnh như sau:

“Điều 38. Vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển

38.1. Các biển hiệu lệnh phải đặt tại vị trí cần báo hiệu lệnh. Do điều kiện khó khăn nếu đặt xa hơn phải đặt kèm biển phụ số S.502.

38.2. Các biển hiệu lệnh có hiệu lực kể từ vị trí đặt biển. Riêng biển số R.301a nếu đặt ở sau nơi đường giao nhau tiếp theo thì hiệu lực của biển kể từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau tiếp theo. Các biển R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h), R.302(a,b,c), R.411, R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h) và biển R.415 không cấm xe rẽ phải, rẽ trái để ra, vào cổng nhà hoặc ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị trên đoạn đường có hiệu lực của biển.

38.3. Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh đi qua các nút giao (trừ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị; hoặc khu đất lân cận mà phương tiện chỉ có thể ra, vào khu đất bằng một lối đi chung), biển hiệu lệnh phải được nhắc lại đặt phía sau nút giao theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh, trừ các biển R.420, R.421, các biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực và các trường hợp có quy định riêng.

Các loại biển hiệu lệnh thường gặp

Biển số R.122 “Biển hiệu lệnh dừng lại”.

Biển số R.301 (a, b, c, d, e, f, g, h) “Biển báo hiệu lệnh hướng đi phải theo”.

Biển số R.302 (a,b,c) "Hướng phải đi vòng chướng ngại vật".

Biển số R.302 (a,b,c) "Hướng phải đi vòng chướng ngại vật".

Biển hiệu lệnh R.303 “Biển hiệu lệnh nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”.

Biển báo hiệu lệnh R.304 “Biển hiệu lệnh đường dành cho xe thô sơ”.

Biển báo hiệu lệnh R.305 “Biển báo hiệu lệnh đường dành cho người đi bộ”.

Biển báo hiệu lệnh R.306 “Biển báo hiệu lệnh tốc độ tối thiểu cho phép”.

Biển báo hiệu lệnh R.307 “Biển báo hiệu lệnh hết tốc độ tối thiểu”.

Biển báo hiệu lệnh R.308 (a,b) “Biển báo hiệu lệnh tuyến đường cầu vượt cắt qua”.

Biển báo hiệu lệnh R.309 “Biển báo hiệu lệnh ấn còi”.

Biển báo hiệu lệnh R.310 (a,b,c) “Biển hiệu lệnh hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm”.

Châu Thư

Tin mới