Câu chuyện về chiếc khinh khí cầu do thám Trung Quốc trôi dạt vào Montana rồi xuống bờ biển Carolina, Mỹ trước khi bị máy bay F-22 Raptor của Mỹ bắn hạ, đã nhanh chóng leo thang thành thử thách khó khăn đối với các nhà ngoại giao trong bối cảnh họ vẫn đang nỗ lực sửa chữa mối quan hệ song phương.
Quan hệ Mỹ, Trung Quốc ra sao sau sự cố 'khí cầu do thám'? (Ảnh minh họa: WP)
Tác động lâu dài
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chuyển từ bày tỏ sự hối tiếc sang đưa ra những lời đe dọa, từ đưa ra lời xin lỗi vì để khí cầu bị thời tiết "vô tình thổi sang" Mỹ, cho đến nói Mỹ là “vi phạm thông lệ quốc tế”.
Trong môi trường căng thẳng đó, các chuyên gia Trung Quốc không còn hy vọng gì việc chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Bắc Kinh, bị hoãn vì khinh khí cầu, sẽ sớm được nối lại.
“Vấn đề này rất trầm trọng và sẽ có tác động tiêu cực lâu dài. Nó sẽ khiến việc cải thiện và làm tan băng quan hệ Trung - Mỹ trở nên khó khăn hơn. Tôi lo sợ điều này sẽ thành hiện thực”, Xin Qiang, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, bình luận.
Thời gian có thể không đứng về phía Trung Quốc nếu nước này muốn sớm có một cuộc gặp cấp cao mang tính xây dựng.
“Ít nhất chúng ta sẽ phải đợi cho đến khi vụ khinh khí cầu lắng xuống trước khi thảo luận về chuyến thăm Trung Quốc của ông Blinken một lần nữa,” Ren Xiao, từng là nhà ngoại giao Trung Quốc và giáo sư chính trị quốc tế nói.
Nhưng phản ứng không chắc chắn ban đầu của Trung Quốc cũng khiến vụ việc leo thang.
Etienne Soula, một nhà phân tích nghiên cứu cho biết: “Có vẻ như tầm quan trọng của vụ việc đã khiến chính quyền Trung Quốc phải ngạc nhiên. Vào cuối ngày thứ Sáu, khi các câu hỏi của truyền thông nước ngoài cho thấy rõ ràng rằng câu chuyện đã bị thổi phồng. Bộ Ngoại giao đã đưa ra những câu trả lời ngắn và bác bỏ thay vì cố gắng bắt đầu câu chuyện".
Phản ứng có thể phức tạp bởi sự cải tổ đang diễn ra của các quan chức. Tần Cương, người vừa rời ghế đại sứ tại Washington để trở thành ngoại trưởng, chưa bình luận công khai về vụ việc. Vương Nghị, người đứng đầu bộ máy đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng không đưa ra bình luận nào mặc dù đã có cuộc gọi điện thoại với ông Blinken, theo Washington Post.
Sự phức tạp
Sau khi Ngoại trưởng Blinken dừng chuyến đi theo kế hoạch của mình tới Bắc Kinh vì “sự vi phạm rõ ràng chủ quyền của Mỹ và luật pháp quốc tế”, Trung Quốc đã phản pháo lại rằng chính Mỹ đã vi phạm thông lệ quốc tế bằng cách “sử dụng vũ lực” để giải quyết vấn đề.
Khinh khí cầu Trung Quốc bị Mỹ bắn hạ. (Ảnh: Telegraph)
Người phát ngôn của Bộ Mao Ninh, khi được hỏi trong một cuộc họp giao ban thường kỳ rằng liệu Trung Quốc có yêu cầu trả lại các mảnh vỡ của khinh khí cầu hay không, nói rằng 'khí cầu không phải của Mỹ'” – nó là của Trung Quốc.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cẩn thận gọi quyết định của Blinken là “sự chậm trễ” và nhấn mạnh rằng không bên nào công bố chi tiết về chuyến thăm. Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết trên thực tế, chuyến đi đã bị hủy bỏ.
Nhìn chung, vụ việc chứng tỏ rằng Trung Quốc-Mỹ không thể được cải thiện chỉ bằng vài “đối thoại” và cần đổi mới “các nguyên tắc chỉ đạo” để có thể đạt được bất kỳ cải thiện nào.