Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quan chức tình báo Philippines đề xuất dùng vòi rồng trị tàu Trung Quốc

(VTC News) -

Chủ tịch Ủy ban tình báo chiến lược Philippines Johnny Pimentel đề xuất Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines (PCG) dùng vòi rồng để đối phó với tàu Trung Quốc.

"Trong trường hợp các tàu tuần duyên của Trung Quốc dùng vòi rồng để quấy rối các hoạt động khoan thăm dò dầu khí, các tàu của PCG nên chống trả bằng chính vòi rồng của họ", ông Pimentel tuyên bố hôm 11/12. 

Đề xuất của ông Pimentel được đưa ra sau khi Công ty Forum Energy (liên doanh Philippines - Anh) lên kế hoạch khoan thăm dò tại mỏ khí đốt Sampaguita ở Bãi Cỏ Rong (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) trước 16/10/2022. 

"Chúng tôi hy vọng PCG sẽ triển khai tàu của họ xung quanh Bãi Cỏ Rong với nhiệm vụ bảo vệ các hoạt động khoan thăm dò", ông Pimentel cho hay, đề cập tới tàu tuần tra xa bờ BRP Gabriela Silang.

BRP Gabriela Silang - tàu tuần tra lớn và hiện đại nhất của PCG dài 84 m, được Pháp bàn giao cho Hải quân Philippines năm 2019. 

Tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng đe dọa tàu Philippines (Ảnh: AP).

Lời kêu gọi của ông Pimentel cũng gợi nhắc vụ việc diễn ra năm 2011 khi tàu Veritas Voyager của Singapore do Forum thuê để thực hiện khảo sát về Sampaguita bị 2 tàu hải giám của Trung Quốc xua đuổi. 

Lực lượng hải cảnh Trung Quốc được cho là thường xuyên có các hoạt động ngăn cản tàu thăm dò của các nước hoạt động ở các mỏ khí đốt trên Biển Đông. 

Trong báo cáo hồi tháng 10, Tổ chức Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) cho biết tàu của Trung Quốc quấy rối “hàng ngày” tàu dân sự hoạt động ở các mỏ dầu và khí đốt của Malaysia ở Biển Đông suốt 2 năm qua.

“Tàu của Trung Quốc di chuyển một cách nguy hiểm và cố ý tạo ra rủi ro va chạm để ngăn cản người dân chấp nhận các hợp đồng khai thác. Nếu các tàu của Malaysia không lùi bước, Trung Quốc sẽ triển khai một trong các tàu khảo sát của nước này tiến hành các cuộc khảo sát dưới lòng biển bất hợp pháp trong vùng biển của Malaysia và các tàu này thường đi kèm với đội lớn gồm tàu dân quân biển và các tàu tuần duyên của Trung Quốc”, ông Greg Poling - Giám đốc AMTI cho hay.

Cũng theo ông này, lực lượng tuần duyên Trung Quốc gần đây cũng bắt đầu quấy rối hoạt động khoan dầu khí của Indonesia tại khu vực biển Natuna - giống như cách họ quấy rối các hoạt động khoan dầu khí của Malaysia và Việt Nam trong nhiều năm. 

Ông Poling cho rằng trong hơn 4 năm qua, Trung Quốc ngày càng “mạnh dạn” hơn trong việc quấy rối hoạt động dầu khí của các nước khác. Nguyên nhân là bởi nước này đã hoàn thành việc xây dựng các căn cứ phi pháp ở Trường Sa. Những căn cứ này đóng vai trò như bệ phóng cho hoạt động của hải quân, cảnh sát biển và dân quân biển.

Song Hy (Nguồn: MB)

Tin mới