Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

‘Quái vật’ khổng lồ Sherman: Xe tăng kỳ lạ nhất của quân đội Mỹ

(VTC News) -

Trong hơn 20 biến thể của "quái vật” khổng lồ Sherman, T-10 là một trong những xe tăng kỳ lạ nhất từng được quân đội Mỹ chế tạo trong Thế chiến 2.

T-10 là một trong những phiên bản cải tiến kỳ lạ nhất của xe tăng Sherman do quân đội Mỹ chế tạo. Nó được phát triển cho nhiệm vụ vô hiệu hóa mìn của đối phương trong cuộc đổ bộ của quân Đồng minh ở Normandy trong Thế chiến 2.

Các nhà thiết kế Mỹ đã phát triển tổng cộng hơn 20 biến thể của "quái vật” khổng lồ Sherman. Trong số đó, một trong những xe tăng kỳ lạ nhất là T-10.

Phiên bản T-10 của dòng xe tăng Sherman do quân đội Mỹ chế tạo.

Năm 1944, nguyên mẫu đầu tiên của T-10 được tạo ra. Xe được cấu tạo đặc biệt, bao gồm phần thân của xe tăng Sherman, được gắn trên hai bánh khổng lồ (đường kính 2,5 m) ở phía trước và một bánh nhỏ ở phía sau.

Đáng chú ý là xe tăng vẫn trang bị tháp pháo chiến đấu. Tuy nhiên, chúng dường như hoàn toàn không được sử dụng, vì T-10 được điều khiển từ xa cho nhiệm vụ rà phá bom mìn.

T-10 có lớp giáp dày dưới khung gầm, được gia cố thêm để có độ tin cậy cao trong tác chiến. Do đó, khối lượng của biến thể Sherman sau khi được nâng cấp là gần 53 tấn.

Xe tăng có thể di chuyển với tốc độ 3,2 km/h khi rà phá bom mìn và đạt 11 km/h di chuyển trên đường. Để có độ bám tốt hơn, T-10 có các vấu dọc lắp trên bánh xe.

Trong các thử nghiệm ban đầu, các bánh xe sát nhau làm bùn đất dễ bám bẩn, khiến xe khó di chuyển. Vấn đề đã được giải quyết sau khi xe được lắp đặt các thiết bị làm sạch đặc biệt. Nhưng với trọng lượng lớn, khả năng cơ động thấp và kích thước khổng lồ, T-10 trở thành mục tiêu dễ dàng bị kẻ thù tấn công tiêu diệt.

Sau các cuộc họp kéo dài, quân đội Mỹ quyết định từ bỏ sử dụng phiên bản Sherman trên. Kết quả là xe tăng T-10 không được sản xuất hàng loạt nhằm phục vụ quân Đồng minh trên chiến trường.

Đình Nguyễn (Nguồn: warfiles.ru)

Tin mới