Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Quả cà tím có thể phòng ngừa ung thư?

Quả cà tím vốn là món ăn rất phổ biến trong bữa ăn của mỗi gia đình, nó có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa các bệnh ung thư nói chung.

Cà tím có tính lạnh, ngọt hương và vị thơm đậm đà, được xem là món rau quả chính trong các mâm cơm của nhiều gia đình.

Cách chế biến loại quả này cũng khá đơn giản và đa dạng, có thể nấu, xào hay hấp cách thủy sao cho vừa ăn và hợp khẩu vị.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có chứa 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid… các khoáng chất khác gồm: kali, phốt pho, magiê, calcium, lưu huỳnh, sắt, và các loại Vitatmin B1, B12…

 Quả cà tím có khả năng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư

Ở một số nghiên cứu đều chỉ ra rằng, trong quả cà tím có chứa một lượng chất đặc biệt (khoảng 13 loại hợp chất Phenolic), các chất này có tác dụng kiểm soát một số các bệnh thông thường, thậm chí là hỗ trợ phòng ngừa và điều trị được cả ung thư. 

Trong trái cà tím còn chứa một lượng lớn chất xơ, có công dụng đặc biệt trong việc điều trị bệnh ung thư trực tràng. Những chất xơ này khi vào trong cơ thể sẽ hấp thụ độc tố và các hóa chất có thể dẫn tới sự phát triển của các tế bào ung thư.

Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư nguy hiểm, quả cà tím còn có những công dụng đặc biệt khác trong việc chống lại các nguy cơ có hại cho sức khỏe con người như: Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, kiểm soát lượng đường huyết trong máu, duy trì huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu và hỗ trợ giảm cân rất tốt.

Bởi vậy, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, người dùng nên sử dụng cà tím để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhưng khi ăn cần chú ý, nên ăn cả vỏ vì trong lớp vỏ của quả cà tím có nhiều chất xơ hơn ruột.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, do có khả năng kích thích lên các trung tâm hô hấp, nên ăn nhiều cà tím có thể gây độc cho cơ thể. Bên cạnh đó, cũng không nên ăn hoặc uống nước cà tím khi chưa được nấu chín.

Ngoài ra, những người có tiền sử thường xuyên bị đau nhức xương, khớp, bệnh thận hoặc hen suyễn cũng không nên sử dụng cà tím.

Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, người dùng chỉ nên ăn cà tím khoảng từ 2 – 3 lần/tuần, tránh đun, nấu ở nhiệt độ quá cao có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết có trong loại quả này.

 Cà tím nhồi thịt om, món ăn vừa dễ làm lại bổ dưỡng

Dưới đây là một số món ăn từ cà tím và tác dụng bạn đọc có thể tham khảo:

Cà tím xào mã đề: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.

Cà tím nhồi thịt om, canh gà cà tím: Làm tiêu thực tan ứ, giảm mỡ, hạ huyết áp.

Ngoài ra, người dùng có thể đem cà tím hấp cách thủy hoặc sắc lấy nước uống để chữa viêm phế quản, táo bón hoặc chữa trị chứng đi ngoài ra máu.

Video: Bị ung thư trực tràng vì ăn dưa muối, cà muối

>>> Đọc thêm: Nhìn ngón tay, nhận biết nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

Phạm Quý

Tin mới