Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phụ nữ đừng chủ quan với những cơn đau bụng dưới kéo dài

(VTC News) -

Đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung, gây đau vùng chậu, táo bón, mệt mỏi và giảm khả năng sinh sản.

Nhằm hưởng ứng tháng Nhận thức về bệnh lạc nội mạc tử cung (EndoMarch), Bayer Việt Nam cùng với Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO) và Bệnh viện Phụ sản Trung ương (NHOG) tổ chức chương trình hội thảo nâng cao nhận thức và kiến thức trong cộng đồng về bệnh lý này, cũng như thể hiện sự đồng cảm với bệnh nhân và gia đình, từ đó xây dựng một cộng đồng cùng kết nối và sẻ chia.

Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS.BS  Vũ Bá Quyết - Phó chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam và cô Surita Morgan - Chủ tịch Hiệp hội bệnh nhân Lạc nội mạc tử cung Malaysia. Cùng tham gia và chia sẻ còn có hai bệnh nhân là chị Lydia Lê và chị Trần Thu Hương.

Chương trình hội thảo góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh lý lạc nội mạc tử cung và các phương pháp điều trị sẵn có.

Theo PGS.TS.BS Vũ Bá Quyết, uớc tính, khoảng 20 - 30% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung gây đau ở các mức độ khác nhau và gây vô sinh. Những cơn đau có thể tái phát dai dẳng, dữ dội khiến người bệnh căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể thuyên giảm nếu bệnh được phát hiện sớm và được điều trị liệu pháp phù hợp lâu dài.

Chính vì thế, bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý và chủ động hỏi ý kiến từ bác sĩ. Khi sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ nếu bị tác dụng ngoại ý, các bệnh nhân nên bình tĩnh để liên lạc với bác sĩ điều trị, không nên tự ý bỏ điều trị hoặc tự chuyển sang những liệu pháp khác nhau.

“Các bệnh nhân lạc nội mạc tử cung ở Việt Nam hay Malaysia đều phải chịu đựng những tổn thương cả về thể chất và tinh thần từ khi còn trẻ, phải tự mình vượt qua khó khăn mà không có sự hỗ trợ của những người xung quanh. Tình trạng này cần phải ngừng lại.

Với tư cách là một bệnh nhân lạc nội mạc tử cung, tôi muốn khuyến khích các bệnh nhân lạc nội mạc tử cung ở Việt Nam hãy lên tiếng và cùng nhau xây dựng một cộng đồng bệnh nhân Việt Nam để hỗ trợ nhau vượt qua căn bệnh quái ác này. Hãy chung tay và chấm dứt sự im lặng về căn bệnh lạc nội mạc tử cung” - cô Surita Morgan, Chủ tịch Hội Phụ sản Malaysia, cho biết.

Chị Lydia Lê - một bệnh nhân mắc bệnh lạc nội mạc tử cung khuyến khích người bệnh lưu ý quan sát và tự tìm hiểu về căn bệnh, trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nâng cao kết quả điều trị.

Trong buổi hội thảo, chị Lydia Lê - người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung tâm sự: “Một thực trạng mà từ các bác sĩ điều trị đến các bệnh nhân hiện nay chưa đặc biệt quan tâm, đó là ảnh hưởng tâm lý tiêu cực từ căn bệnh lạc nội mạc tử cung mang đến cho người bệnh.

Bệnh nhân ngoài những cơn đau do căn bệnh mang đến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc, còn gián tiếp ảnh hưởng lên tâm lý của bệnh nhân. Chúng ta cần có một cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh, bác sĩ cần nhìn thêm từ khía cạnh tâm lý bệnh nhân, còn bệnh nhân cần tự giác hơn trong việc quan sát và tự tìm hiểu về căn bệnh, trao đổi trực tiếp với bác sĩ, để nâng cao kết quả điều trị”.

Với mục tiêu giải quyết tình trạng bệnh nhân thiếu thông tin trong rất nhiều năm qua để giúp phụ nữ phát hiện những bất thường và khuyến khích họ tìm cách điều trị sớm, Bayer đã phát động chiến dịch #DontLiveWithPain (tạm dịch Đừng cam chịu cơn đau) cùng nhiều hoạt động thiết thực khác, nhằm khuyến khích phụ nữ tìm kiếm sự can thiệp và điều trị sớm, thay vì chịu đựng nỗi đau trong im lặng và hiểu nhầm rằng cơn đau đó là bình thường.

EndoMarch là từ ghép của các từ “Lạc nội mạc tử cung” (Endometriosis) và “tháng Ba” (March), là chiến dịch được phát động tại Hoa Kỳ đầu tiên và được mở rộng thành một chiến dịch toàn cầu vào năm 2014. Mục tiêu chung của chiến dịch là nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh này.

Nhật Lệ

Tin mới