Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Phụ huynh cần dạy con giữ im lặng trong 9 tình huống sau

Phụ huynh nên dạy con thận trọng trong lời nói và biết cách giữ im lặng khi cần thiết.

1. Nếu cuộc hội thoại khiến người khác phát điên: Trong cuộc cãi vã, sự im lặng giúp con người lắng nghe tốt hơn. Nếu cần đưa ra phản hồi về cá nhân hay sự việc mình không thích, trẻ cần suy nghĩ kỹ trước khi bình luận. Chúng nên học cách thử đồng thuận thay vì phản đối. Ví dụ, khi ai đó chê tóc xấu, thay vì nhảy dựng lên, trẻ có thể đồng ý với ý kiến đó và giải thích việc giữ kiểu tóc trong thời tiết quá nóng, quá lạnh khó đến mức nào. Khi hai bên biết đồng cảm, sự xung đột sẽ không xảy ra. (Ảnh: US News)

2. Nếu nó khiến bản thân còn điên hơn: Tức giận không giúp giải quyết vấn đề. Ai cũng có quyền nổi điên. Nhưng cố gắng nói chuyện trong tình huống đó chỉ khiến người khác phát điên, tạo ra vòng tròn giận dữ. Nếu cuộc tranh luận không đi đến đâu, hai bên dừng lại sẽ tốt hơn. Điều này cũng được áp dụng khi nói chuyện với người không sẵn sàng để hiểu quan điểm của người khác. Trong trường hợp đó, trẻ nên tiết kiệm sức để trao đổi với những ai biết lắng nghe và dành thời gian suy xét. (Ảnh: HBO)

3. Nếu muốn sửa lỗi người khác: Phụ huynh cần dạy con không quá tập trung vào việc sửa chữa sai lầm của người khác, đặc biệt khi chúng không hiểu về họ, dù chỉ muốn giúp đỡ. Nhiều khi, để mặc các sai lầm tốt hơn nhiều so với việc tỏ ra thông minh, biết tuốt. (Ảnh: CBS)

4. Nếu xúc phạm người khác: Đôi khi, chúng ta khiến người khác cảm thấy tổn thương, bị xúc phạm bằng lời nói của mình mà không nhận ra. Dù vô thức, con người xúc phạm người khác vì ghen tỵ hoặc để thể hiện quyền lực. Thực tế, khi thấy bản thân rơi vào trường hợp này, tốt nhất, chúng ta nên giữ im lặng. (Ảnh: Netflix)

5. Nếu bạn nói chỉ để góp lời: Nguyên tắc đầu tiên trong nói chuyện là không nói chỉ để cho có lời nói. Nếu lời nói của mình không đóng góp gì cho cuộc hội thoại, trẻ cần học cách để dành nó cho dịp khác. Ví dụ, khi cuộc họp gần kết thúc, một số người bật ra câu hỏi mờ nhạt, vô nghĩa, chỉ khiến người khác mất thời gian và cảm thấy khó chịu. Con cần tránh tình huống như vậy. (Ảnh: NBC)

6. Nếu kéo người khác vào cuộc trò chuyện: Nắm giữ bí mật của bạn bè khiến trẻ thân thiết hơn với họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng giữ được bí mật. Phụ huynh cần dặn con kìm lại nếu cảm thấy mình đang "buôn chuyện" việc riêng tư của người khác. Hơn nữa, câu nói "tớ nói với cậu chuyện này, cậu đừng nói cho người khác" chẳng bao giờ có tác dụng, vì thế, đừng tin tưởng khả năng giữ bí mật của người thứ ba. (Ảnh: Paramount Pictures)

7. Nếu người khác cố bắt nạt trẻ: Nếu bản thân không phải kiểu người thích đi bắt nạt, trẻ không nên nói chuyện với những người như vậy. Kẻ hay áp bức người khác sống bằng cách đáp trả tiêu cực mọi chuyện. Việc trao đổi với họ chỉ khiến con bị bắt nạt nhiều hơn. Cha mẹ cũng đừng tạo cho con ảo tưởng rằng lời nói đạo lý sẽ cảm hóa được họ. Đây là tình huống con nên giữ im lặng, để dành lời nói cho dịp khác. (Ảnh: Paramount Pictures)

8. Nếu cần im lặng để giải quyết vấn đề: Im lặng là một trong những hình phạt tâm lý lâu đời nhất. Ai cũng cần hiểu giá trị của sự im lặng. Với một số người có vấn đề trong giao tiếp, đây là phương pháp để giải quyết vấn đề. Nhưng với những người thích đánh đòn tâm lý, nó là vũ khí nguy hiểm, khiến người khác tổn thương, đau đớn. (Ảnh: FOX)

9. Nếu nó tổn thương người khác: Nhiều người không hiểu lời nhận xét của họ khiến người khác tổn thương đến mức nào. Rất đơn giản, nếu không còn gì để nói, hãy nói lời tốt đẹp về đối phương. Cha mẹ nên dạy con hít thở thật sâu, suy xét về tương lai mối quan hệ hai bên rồi mới quyết định có nên cất lời hay không trong trường hợp biết lời nói của mình có thể chạm đến vết sẹo của người đối diện. (Ảnh: Warner Bros)

Nguồn: Zing News

Tin mới