Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình dự chương trình 'Xuân là hy vọng'

(VTC News) -

Đây là lần thứ 2 chương trình được tổ chức, mong muốn mang niềm vui cho những nạn nhân da cam dioxin, nạn nhân bom mìn và tôn vinh người lính Trường Sơn năm xưa.

Tối 10/1 tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam, Quỹ Hòa bình Việt Nam, Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và một số đơn vị cùng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Xuân là hy vọng” năm 2021.

Tham dự chương trình có Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Nguyễn Thế Kỷ- Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, lãnh đạo nhiều bộ ngành trung ương và nhiều tỉnh, thành phố.

Đây là lần thứ 2 chương trình “Xuân là hy vọng” được tổ chức, mong muốn mang thêm nhiều niềm vui cho những nạn nhân da cam dioxin, những nạn nhân bom mìn và tôn vinh những người lính Trường Sơn năm xưa. Đồng thời chương trình truyền tải thông điệp về con đường đi lên của đất nước, thúc giục mọi người chung tay xây đắp quê hương thêm giàu, thêm đẹp.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình phát biểu trong chương trình.

Phát biểu tại chương trình, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình nhấn mạnh: “Ngay sau khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hoá học tồn lưu sau chiến tranh. Xác định đây là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, lâu dài, theo đó công tác khắc phục được bảo lãnh, chỉ đạo chặt chẽ. Chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã vào cuộc mạnh mẽ. Mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng hàng năm nước ta đã chi hàng ngàn tỷ đồng cho công tác này, đồng thời tích cực kêu gọi, huy động sự chung tay của cộng đồng trong nước và quốc tế”.

Với chủ đề “Đường ta đi tới”, các tác phẩm nghệ thuật trong chương trình như: Ca múa Dấu chân phía trước, Câu hò bên bờ Hiền Lương; Hoạt cảnh Chiếc gậy Trường Sơn, Đường Trường Sơn xe anh qua… đến các liên khúc Đường tàu mùa xuân - Tàu anh qua núi, Trên công trường rộn tiếng ca - Những ánh sao đêm… đã khắc hoạ con đường cách mạng của cả dân tộc.

Một tiết mục trong chương trình.

Tất cả khẳng định: Trải qua bao biến thiên lịch sử với biết bao công lao xương máu của các thế hệ cha ông, con đường đi lên của dân tộc Việt Nam dù có những gập ghềnh, gian khó, nhưng dưới sự dẫn dắt của Đảng, dân tộc ta đã vượt bao thác ghềnh, vượt bao gian khó để tự hào đi trên con đường hòa bình tươi đẹp và thênh thang như hôm nay.

Có mặt trong chương trình, các khách mời là anh hùng trong chiến đấu như: Đại tá, Anh hùng Nguyễn Viết Sinh - Kiện tướng gùi hàng và kỷ lục “Đi bộ một vòng trái đất”; Thiếu tướng - Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Hoàng Kiền, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh; bà Lê Thị Luận - nữ thanh niên xung phong còn sống trong Đội Thanh niên xung phong "Tám cô" trên tuyến lửa Trường Sơn - Quảng Bình, đến anh hùng trong thời bình như: Anh hùng lao động Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời; chị Hoàng Thị Thuỳ Dương – Phó Viện trưởng Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình và các đại biểu tham dự.

Các khách mời đã chia sẻ những kỷ niệm, ấn tượng, những đóng góp trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Ở những thời khắc đó, lòng yêu nước, ý chí chiến đấu vì độc lập tự do, vì một nước Việt Nam thống nhất đã thôi thúc người người lên đường, không ngại hy sinh gian khổ.

Trong chương trình, lòng yêu nước được nhắc nhớ, được khơi gợi và được thể hiện thật xúc động. Câu chuyện của các khách mời đã khẳng định: Ở mọi lúc, mọi nơi và hoàn cảnh, mọi hành động yêu nước đều có thể thực hiện.

Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa nhưng việc khắc phục hậu quả của chiến tranh, trong đó có chăm lo cho các nạn nhân chất độc da cam, nạn nhân của bom mìn là việc mà mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi đơn vị cần phải làm và cố gắng làm. Trong sự phát triển của đất nước, mỗi chúng ta cùng góp phần để Việt Nam chủ động, tích cực bước ra thế giới, đủ sức vượt qua mọi chướng ngại trên con đường độc lập và phồn vinh.

“Việc tạo ra các phong trào trước hết động viên tinh thần cho các đối tượng bị ảnh hưởng là rất cần thiết. Sự lan toả nếu làm tốt thì sẽ tạo ra nguồn vật chất để có thể chăm sóc pphần nào đó cho những người có công với đất nước, là rất tốt” - anh hùng Lao động Huỳnh Văn Thòn nói.

Dịp này, Quỹ Hoà bình Việt Nam tặng quà cho 50 nạn nhân chất độc da cam và bom mìn với tổng trị giá 350 triệu đồng.

Minh Hạnh/VOV.VN

Tin mới