Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phó ban Nội chính Trung ương: Chống tham nhũng sẽ 'không chùng xuống'

Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương khẳng định, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trong giai đoạn tới vẫn mạnh mẽ, quyết liệt, không chùng xuống.

Chiều 9/12, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) giai đoạn 2013 - 2020, diễn ra vào 12/12.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương khẳng định, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trong giai đoạn tới vẫn mạnh mẽ, quyết liệt, không chùng xuống.

Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học.

Không dừng, không nghỉ

Theo ông Võ Văn Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương, việc tổ chức hội nghị lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Hội nghị sẽ tổng kết công tác PCTN của cả nhiệm kỳ Đại hội XII và từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PTCN.

Bên cạnh đó, việc tổ chức trước Hội nghị Trung ương (dự kiến diễn ra vào 14/12), để có đủ cơ sở đưa vào văn kiện đại hội Đảng một cách đầy đủ, chính xác nhất về công tác PCTN. Hội nghị được tổ chức theo hình thức tập trung và trực tuyến.

Cụ thể, đại biểu tham dự hội nghị tập trung tại Hội trường Bộ Quốc phòng có khoảng 670 đại biểu, do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì. Tại 82 điểm cầu trong cả nước sẽ có sự tham dự của gần 5.000 đại biểu.

Thông tin thêm, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho biết, năm 2013, Hội nghị Trung ương 5 khóa XI ban hành nhiều chính sách đột phá trong công tác PCTN, trong đó có việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN do Tổng Bí thư làm trưởng ban với mục tiêu “từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng”. Từ đó tới nay, tình hình tham nhũng được kiềm chế, ngăn chặn rất nhiều so với trước năm 2013.

Đây là thành quả, kết quả rất lớn trong công tác đấu tranh PCTN”, ông Học thông tin và cho biết, vì những thành quả này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu tổng kết công tác PCTN từ 2013 tới nay. Bên cạnh đó, khẳng định quyết tâm PCTN của Đảng là không dừng, không nghỉ. Kết quả hội nghị là sự khẳng định, công tác PCTN không cản trở phát triển kinh tế - xã hội, không làm nhụt chí người dám nghĩ, dám làm.

Ông Nguyễn Bắc Son hầu tòa trong vụ án tham nhũng MobiFone mua AVG. (Ảnh: Như Ý)

Về kết quả cụ thể, ông Học cho hay, từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đến nay đã đưa hơn 800 vụ án vụ, việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ (cấp độ Ban Chỉ đạo theo dõi - án cấp độ 1; cấp độ Ban Nội chính Trung ương đôn đốc - án cấp độ 2; cấp độ tỉnh, thành ủy chỉ đạo - án cấp độ 3).

Mạnh mẽ, quyết liệt

Trả lời câu hỏi “nhiều người dân, cử tri lo lắng, nhiệm kỳ Đại hội XIII, công cuộc “đốt lò” liệu có còn “nóng” như nhiệm kỳ XII?”, ông Học cho hay, đây là vấn đề nhân dân “rất quan tâm, lo lắng”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo trong nhiều phiên họp cũng đặt vấn đề này, đồng thời nhiều lần kết luận, công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng sẽ không dừng, không nghỉ, không chùng xuống mà phải làm quyết liệt, mạnh mẽ hơn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói rằng, đấu tranh PCTN đã trở thành phong trào quần chúng, trở thành xu thế không ai có thể cưỡng lại được. Tôi thấy báo chí cũng có nêu nhiều về câu phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng rằng: ai không muốn làm, không dám làm đứng dẹp sang một bên để người khác làm. Đó là quyết tâm chính trị của người đứng đầu Đảng, Nhà nước chúng ta. Như vậy, chắc chắn công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trong giai đoạn tới vẫn mạnh mẽ, quyết liệt", ông Học nhấn mạnh.

Đề cập cơ chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trưng ương về PCTN, ông Võ Văn Dũng cho biết, để đẩy nhanh tiến độ vụ việc, vụ án, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hiện có cơ chế phối hợp 5 cấp độ. Cụ thể, nếu vụ việc đang được cơ quan điều tra xử lý mà có vướng mắc, thì tổ chức cuộc họp liên ngành để trao đổi, tháo gỡ khó khăn vướng mắc; trong giai đoạn truy tố thì viện kiểm sát chủ trì, còn xét xử thì tòa án chủ trì. Trường hợp, các cơ quan chưa thống nhất thì Trưởng Ban Nội chính chủ trì họp để xem xét. Nếu cấp độ 1 chưa thống nhất nữa thì chuyển cấp độ 2, tức là Thường trực Ban Bí thư chủ trì cuộc họp liên ngành để bàn và xem xét giải quyết.

Nếu vẫn chưa xong thì sẽ chuyển lên cấp độ 3, tức là họp tập thể thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN xem xét, gồm có Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư… Ở cấp độ này, nếu vẫn chưa thống nhất thì sẽ tổ chức cấp độ 4, là tập thể Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN để xem xét. Trường hợp chưa xong thì sẽ họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét.

“Với cơ chế đó nên tất cả các vụ việc, vụ án phức tạp đều được tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và giải quyết”, ông Dũng cho biết.

Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương cũng nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN không chỉ đạo về tội danh cụ thể, mà đặt ra yêu cầu làm thế nào đảm bảo tiến độ, xử lý đúng người đúng tội, đúng pháp luật, “không nhẹ tay, không oan sai, phải nghiêm minh, đủ sức răn đe” và “không được làm trễ bởi làm trễ thì người dân suy nghĩ”.

Nói thêm về chuyện này, ông Nguyễn Thái Học cho rằng, việc xử lý theo 5 cấp độ trên nằm trong quy chế làm việc và hiện nay Ban Nội chính Trung ương đang tham mưu để sửa đổi, bổ sung quy trình này cho phù hợp với tình hình thực tế đang đặt ra.

Nguồn: Tiền phong

Tin mới