Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Phi hành gia NASA sẽ ăn đuông dừa trong các chuyến bay dài ngày trên vũ trụ

Một nhóm các nhà khoa học từ Thái Lan nghiên cứu và phát triển một loại thức ăn mới cho phi hành gia của NASA khi thực hiện các chuyến bay dài ngày trên vũ trụ.

Nhóm các nhà khoa học từ Học viện Khoa học Y sinh Hoàng gia Chulaphon, Đại học Chulalongkorn, Đại học Giáo dục Valaya Alongkorn và một số công ty tư nhân Thái Lan đã trở thành nhóm duy nhất các nhà nghiên cứu từ châu Á lọt vào vòng thứ hai của cuộc thi quốc tế về lựa chọn thức ăn cho các phi hành gia sẽ thực hiện các chuyến bay đến các hành tinh khác của hệ mặt trời và vào không gian sâu. Cuộc thi do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) kết hợp với Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Canada và Quỹ Methuselah tổ chức, nhằm kéo dài tuổi thọ cho con người.

Theo Bangkok Post , thức ăn mới đó là "sâu sago", vốn đang được sử dụng ở miền nam Thái Lan và các nước lân cận.

"Sâu sago" là ấu trùng rất giàu protein và chất béo của đuông đỏ (hay ở Việt Nam còn gọi là đuông dừa, đuông chà là), một loài gây hại nông nghiệp trên các đồn điền trồng chuối, cọ, dừa và mía. Bọ cái trưởng thành thường dùng vòi đục lỗ thân cây hoặc lợi dụng những kẽ nứt tự nhiên trên thân cây để xâm nhập vào những phần mềm của cây. Khi vào bên trong, chúng đẻ vài chục tới vài trăm quả trứng.

Đuông dừa là loài đã được dùng làm thức ăn Đông Nam Á từ hàng trăm năm nay, ngoài giá trị dinh dưỡng, còn có một ưu điểm khác so với các nguồn protein và chất béo khác mà các phi hành gia có thể dùng trong chuyến bay: chúng dễ sinh sản và phát triển trong điều kiện không gian hẹp và đóng kín.

Các nhà khoa học Thái Lan tin rằng họ sẽ sẵn sàng để các chuyên gia NASA đánh giá toàn diện kết quả công việc của họ vào đầu năm tới, để rồi sau đó lọt vào giai đoạn thứ ba của cuộc thi, báo cáo cho biết.

Nguồn: Tiền phong

Tin mới