Các nhà khoa học của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO), người làm việc trên tàu nghiên cứu Investigator, tìm thấy một nghĩa địa cá mập bí ẩn đầy răng hóa thạch, khoảng hàng triệu năm tuổi ở khu vực nước sâu của Ấn Độ Dương ngoài khơi quần đảo Cocos (Keeling).
Những chiếc răng cá được tìm thấy dưới đáy Ấn Độ Dương.
Các nhà khoa học tìm thấy hơn 750 chiếc răng khoáng hóa dưới đáy Ấn Độ Dương.
Glen Moore, người phụ trách cá của Bảo tàng Tây Úc, cho biết khám phá này chứa đựng sự kết hợp thú vị giữa các bộ phận của cá mập cổ đại và hiện đại, bao gồm một số bộ phận từ tổ tiên trực tiếp của megalodon.
"Loài cá mập này đã tiến hóa thành megalodon, loài lớn nhất trong số các loài cá mập nhưng đã chết cách đây khoảng 3,5 triệu năm", Moore nói trong một tuyên bố.
Hơn 750 chiếc răng khoáng hóa, đại diện cho loạt các loài săn mồi, đã được kéo lên từ độ sâu 5,4 km (3,3 dặm).
Cá mập Megalodon to lớn đến mức chúng có thể nuốt chửng cả con cá mập lớn nhất hiện nay, cá mập trắng lớn ( Carcharodon carcharias ).
Theo các nhà nghiên cứu, đây là nghĩa địa chôn cất cá mập "khủng" nhất mà con người từng phát hiện.
Vì hóa thạch cá mập về cơ bản chỉ là răng và vảy, nên một địa điểm như thế này là "cửa sổ nhìn vào lịch sử", Will White, một chuyên gia về cá mập từ Bộ sưu tập Cá Quốc gia Úc của CSIRO, cho biết. Các nhà khoa học dự đoán rằng những hóa thạch mới được phát hiện sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về sự đa dạng của các loài sinh sống trong khu vực trong thời gian sau này.