Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ông Tony Dzung: Những chiêu lừa đảo của mô hình Ponzi mà nhà đầu tư nên biết

Ra đời đã 100 năm nhưng mô hình lừa đảo Ponzi vẫn cho thấy sự “lợi hại” khi tiếp tục làm “sập bẫy” nhiều nhà đầu tư nhẹ dạ, cả tin và khao khát làm giàu nhanh.

Trong bài viết dưới đây, ông Tony Dzung - Chủ tịch HĐQT HBR Holdings sẽ đưa ra những cách thức nhận biết cơ bản nhất về mô hình này nhằm giúp mọi người, đặc biệt là các nhà đầu tư tránh xa cạm bẫy.

Ông Tony Dzung - Chủ tịch HĐQT HBR Holdings

Mô hình Ponzi được đặt tên theo Charles Ponzi - một tay lừa đảo khét tiếng tại xứ sở cờ hoa từ những năm 20 của thế kỷ trước. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của mọi người, hắn kêu gọi các nhà đầu tư đóng góp vốn để giao dịch chứng khoán với lời hứa hẹn mang lại lợi nhuận 100% chỉ trong vòng 3 tháng. Lời hứa hẹn này lập tức tỏ ra hiệu nghiệm khi có hàng trăm nhà đầu tư “sa bẫy” chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng có trong tay số tiền lớn, Ponzi không làm theo cam kết mà chỉ lấy tiền từ người mới trả lãi cho người cũ và ăn phần chênh lệch. 

Thương vụ này chỉ đổ bể khi bắt đầu có những lời tố cáo hắn ta không minh bạch trong các khoản đầu tư. Cuối cùng, cảnh sát đã trực tiếp điều tra và phơi bày trước công chúng một trong những mánh khóe kinh doanh “kinh điển” nhất thế kỷ XX.

Mô hình Ponzi cơ bản (nguồn: Depositphotos.com)

Tròn 100 năm sau, những mánh khóe này vẫn phát huy tác dụng với nhiều biến tướng khó lường như mô hình “chân rết”, “kim tự tháp”, “vòi bạch tuộc”,... Vẫn với chiêu thức “lấy tiền từ người mới trả lãi cho người cũ và ăn phần chênh lệch”, mô hình Ponzi đã khiến nhiều người lâm vào cảnh túng quẫn, nợ nần, tiền mất tật mang. Với kinh nghiệm khởi nghiệp và đầu tư trong hơn 10 năm nay, ông Tony Dzung đã chỉ ra 4 dấu hiệu cơ bản mà mọi nhà đầu tư cần tránh, bao gồm:

1. Được quảng cáo về khoản lợi nhuận khổng lồ trong thời gian ngắn:

Trên thực tế, không phải không có những thương vụ kinh doanh hay mặt hàng sản xuất mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, tất cả đều phải dựa trên tình hình thực tế. Nếu sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang định xuống tiền hoàn toàn không có một ưu thế nào so với các đối thủ, không độc quyền cũng không tạo ra giá trị nào mới cho thị trường, vậy thì khả năng cao lời quảng cáo kia chỉ là… “bánh vẽ”! 

Do đó, để chắc chắn hơn với quyết định của mình, hãy tìm hiểu kỹ cả về mặt pháp luật và kinh doanh của sản phẩm mình định đầu tư. Nên nhớ, chỉ bằng cách “vẽ” ra các “dự án ma”, Ponzi đã thu về thành công 15 triệu USD (tương đương với 1,1 tỷ USD ở thời điểm hiện tại).

2. Được khẳng định là đầu tư ít rủi ro, thậm chí không phụ thuộc vào thị trường:

Là một doanh nhân, ông Tony Dzung đã không ít lần nhận được những lời chào mời đầu tư như vậy. Tuy nhiên, ông nhanh chóng chỉ ra “kẽ hở” của chúng: “Đây là điều vô lý cả ở trên lý thuyết lẫn thực tiễn, bởi lẽ thị trường là môi trường tồn tại của hoạt động kinh doanh. Không có thị trường, sẽ chẳng có bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào được đem ra tiêu thụ. Và khi không tiêu thụ, lấy đâu khoản lãi để nhà đầu tư thu về?”.

Bởi vậy, nếu nhận được lời mời đầu tư về một sản phẩm ít rủi ro, dòng tiền vẫn chảy về đều ngay cả khi thị trường biến động, thì từ chối chính là lựa chọn sáng suốt nhất của bạn.

3. Mọi thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm,... đều không rõ ràng:

Để giải thích cho việc không rõ ràng này, nhân viên chăm sóc khách hàng thường nói với bạn: “Công ty đang trong thời gian hoàn thiện các thủ tục hành chính”, “Cái này nằm trong chiến lược phát triển của công ty nên chúng em không thể tiết lộ thông tin” và nhất là “Ưu đãi này chỉ dành cho rất ít người nên không công khai”. Nghe xong lý do cuối này, rất nhiều người sẽ có tâm lý “nếu không xuống tiền, mình sẽ bỏ lỡ một món hời” mà không biết bản thân đã bị lừa bởi những lời “dắt mũi” vô cùng khéo léo.

Hãy nhớ rằng: không có bữa ăn nào miễn phí. Và nếu doanh nghiệp không cung cấp đủ cho bạn những thông tin cơ bản về hoạt động kinh doanh của họ, hãy coi chừng mọi lời chào mời đều có thể là “miếng pho-mát trong bẫy chuột”.

4. Một khi đã nộp tiền thì rất khó để lấy lại hoặc rút tiền ra từ công ty:

Đương nhiên khi họ đã muốn lừa bạn, không đời nào họ sẽ cho bạn rút lại số tiền đã bị lừa! Bởi vậy, nếu thấy doanh nghiệp lập lờ, thiếu rõ ràng về thủ tục hoàn trả, nhà đầu tư tốt nhất nên tránh xuống tiền.

Kinh doanh, làm giàu là một ước mơ chính đáng. Nhưng vì thiếu hiểu biết mà nhiều người đã để các kẻ lừa đảo lợi dụng, khiến công sức của mình bị đổ sông đổ bể. Nhằm hỗ trợ, định hướng cho cộng đồng, nhất là các bạn trẻ có một nền tảng tri thức vững chắc về kinh doanh và vận hành doanh nghiệp, trong nhiều năm qua, ông Tony Dzung đã trực tiếp giảng dạy ở nhiều khóa học, hội thảo. “Có tri thức rồi, bạn sẽ không dễ bị lừa, không dễ nghe theo những lời quảng cáo trên trời nữa. Lúc đó, bạn sẽ hiểu ra những gì mình làm được và tích lũy hằng ngày chính là thành quả quý giá nhất” - ông Tony Dzung khẳng định.

Các khóa học của vị CEO này được tổ chức hàng tháng tại Hà Nội. Độc giả quan tâm có thể truy cập https://hbr.edu.vn/tony-dzung-la-ai/ để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.

Ông Tony Dzung trực tiếp huấn luyện tại các khóa học của HBR.

MR. TONY DZUNG

- Chủ tịch HĐQT HBR Holdings

- Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Langmaster.

- Tổng giám đốc Trường Doanh nhân HBR.

- Một trong những người Việt Nam đầu tiên được cấp bằng NLP Master do Đại học NLP và Hiệp hội NLP Hoa Kỳ chứng nhận.

- Được đào tạo trực tiếp về lãnh đạo và quản trị từ các chuyên gia đến từ các ngôi trường hàng đầu trên thế giới: Harvard, Wharton (Upen), Học viện Quân sự Hoa Kỳ West Point, SMU, MIT…

- Được huấn luyện và đào tạo trực tiếp về nhân sự bởi các chuyên gia nhân sự hàng đầu thế giới như Dave Ulrich, Peter Cappelli…

- Một trong những người đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ đào tạo MBTI trên toàn thế giới.

- Được huấn luyện bởi các chuyên gia đào tạo con người hàng đầu trên thế giới: Anthony Robbins, Robert Dilts…

Phương An

Tin mới