Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

'Ổ dịch' Italy gieo rắc Covid-19 khắp châu Âu thế nào?

(VTC News) -

Ổ dịch "Italy" khiến dịch Covid-19 lan rộng khắp châu Âu, đẩy lục địa già vào thế căng mình chống chọi với dịch bệnh chết người.

Một phóng viên thể thao Tây Ban Nha, một cặp đôi tới thăm thú ở thành phố Innsbruck (Áo), phụ huynh học sinh trường tiểu học ở hạt Derbyshire (Anh), một chàng trai trẻ tới từ Croatia, một doanh nhân và một hành khách trên chuyến tàu nối giữa Frankfurt và Saarbrücken (Đức).

Tất cả đều được xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 và có điểm chung là từng tới miền Bắc Italy. 

Khi dịch bệnh đang lan rộng ở châu Âu những ngày qua, người dân ở lục địa hoài nghi về sự chuẩn bị của châu Âu để đối phó với virus khi mà các quan chức nhiều nước dường như đang phản ứng rất chạm chạp. 

Dịch Covid-19 lan truyền từ tâm dịch Italy ra sao. (Đồ họa: The Guardian)

Hôm 28/2, Hà Lan xác nhận các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên thành phố Tilburg. Cả 2 bệnh nhân vừa trở về từ miền Bắc Italy nhưng không liên quan tới nhau. 

Với 888 ca nhiễm ở Italy, 60 ca ở Đức, 57 ca ở Pháp, thực tế nhãn tiền là dịch Covid-19 đang len lỏi tới từng thị trấn và thành phố ở châu Âu. 

Hơn 50.000 người bị cách ly ở 10 thị trấn vùng Lombardy và một thị trấn ở Veneto - 2 "ổ dịch" ở Italy. Công dân các nước châu Âu được yêu cầu tự cách ly khi trở về từ các khu vực có nguy cơ có lây nhiễm cao. Hàng loạt sự kiện thể thao, sự kiện công cộng lớn bị hủy bỏ hoặc trì hoãn. 

Trong bối cảnh các đơn đặt phòng, vé máy bay bị hủy bỏ hàng loạt, khẩu trang trở thành món đồ được săn lùng nhiều nhất châu Âu. 

Các trang tin Der Spiegel, Le Monde, Corriere della Sera, El País phải mở thêm mục hỏi đáp trực tuyến để tư vấn cho độc giả về mặt hàng này. 

Hôm 28/2 tại Thụy Sỹ, chính phủ nước này cấm các sự kiện quy mô lớn, bao gồm triển lãm xe hơi sắp diễn ra ở Geneva, vài ngày sau khi hủy bỏ giải marathon trượt tuyết trên núi Engadin - một trong những sự kiện trượt tuyết xuyên quốc gia lớn nhất thế giới với hàng chục nghìn người tham dự.

Tại Italy, dư luận đang hết sức phẫn nộ trước thông tin về trường hợp siêu lây nhiễm nhưng bị từ chối làm xét nghiệm. 

Anh Mattia, vận động viên marathon tới bệnh viện 3 lần trong 4 ngày với các dấu hiệu nhiễm bệnh, nhưng bác sỹ cho anh thuốc chống cảm cúm vì tin rằng VĐV không thể mắc bệnh do chưa từng tới Trung Quốc. 

Vài ngày sau, Mattia được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng. Tới lúc này, các bác sỹ mới làm xét nghiệm và xác nhận Mattia nhiễm Covid-19. Nhưng trước đó, anh đã lây bệnh cho 13 người. 

Hôm 27/2, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đề cập tới một bệnh viện nhưng không tiết lộ tên do tắc trách trong công tác xử lý dịch, góp phần để xảy ra hàng trăm ca nhiễm và hơn chục người thiệt mạng tại nước này.

Không chỉ trong nội bộ châu Âu, Covid-19 đang lần mò tới lục địa già theo các tuyến đường khác. Một trường hợp nhiễm bệnh từ Đan Mạch có liên quan tới đợt dịch đang bùng phát ở Iran trong khi 2 trường hợp dương tính với Covid-19 mới nhất ở Pháp trở về sau kỳ nghỉ tại Ai Cập. 

Tối 25/2, một giáo viên 60 tuổi ở miền bắc nước Pháp qua đời trong bệnh viện ở Paris. Bà không có liên hệ gì với ổ dịch ở Trung Quốc hay Italy. 3 ngày sau đó, quân đội Pháp xác nhận một số binh sĩ đồn trú tại căn cứ không quân 110 Creil của nước này nhiễm bệnh. Vẫn chưa rõ nguyên nhân của gây Covid-19 ở Creil, nhưng căn cứ này từng là nơi triển khai các phi cơ chịu trách nhiệm sơ tán khẩn cấp công dân Pháp tại Vũ Hán, Trung Quốc. 

Sự chú ý cũng đang đổ dồn về Charles de Gaulle - sân bay bận rộn thứ hai của Châu Âu, nơi nổi lên gần đây như một nguồn lây nhiềm tiềm năng khác. 

Trong cảnh báo đưa ra hôm 26/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh châu Âu đang đứng trước cuộc khủng hoảng, nhưng nó dường như mới chỉ bắt đầu. 

Video: Các nhà máy trong tâm dịch Covid-19 ảnh hưởng ra sao?

 

Song Hy

Tin mới