Không chỉ có OpenAI và Microsoft bị các tác giả và Elon Musk kiện hết lần này đến lần khác, giờ đến lượt Nvidia cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Cụ thể, mới đây có ba tác giả bao gồm Brian Keene, Abdi Nazemian và Stewart O'Nan đã đệ đơn kiện công ty Nvidia vì đã sử dụng trái phép sách có bản quyền của họ để đào tạo nền tảng NeMo AI của mình mà không được phép.
Có thể thấy, vụ kiện nhấn mạnh những thách thức của các công ty công nghệ trong việc điều hướng luật sở hữu trí tuệ, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu và phát triển AI. (Ảnh: minutehack)
Thực tế, NeMo AI là một hệ thống tạo và sử dụng các mô hình AI. Nó giúp doanh nghiệp tạo, điều chỉnh và sử dụng các mô hình AI một cách nhanh chóng và rẻ tiền. Các tác giả khẳng định, Nvidia đã kết hợp các tác phẩm của họ vào một bộ khối dữ liệu chứa khoảng 196.640 tập dùng để đào tạo NeMo AI cách mô phỏng ngôn ngữ viết.
Vụ kiện được đệ trình lên tòa án liên bang ở San Francisco, nhằm tìm kiếm những thiệt hại không xác định thay mặt cho các nhà văn Mỹ có tài liệu có bản quyền đã được sử dụng trong ba năm qua để đào tạo các mô hình ngôn ngữ của NeMo AI.
Đơn khiếu nại đặc biệt trích dẫn các tác phẩm như “Ghost Walk” của Keene, “Like a Love Story” của Nazemian và “Last Night at the Lobster” của O'Nan.
Hành động pháp lý này bổ sung Nvidia vào danh sách các công ty phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ về việc sử dụng công nghệ AI tạo sinh. Hiện tại, các thẩm phán đang xem xét những trường hợp này, vẫn không chắc chắn liệu nội dung do AI tạo ra có thể được đăng ký bản quyền hay không. Và họ vẫn chưa quyết định liệu, các công ty AI có vi phạm pháp luật khi sử dụng dữ liệu Internet để đào tạo hệ thống AI của họ hay không.
Công ty công nghệ Nvidia lo lắng các vụ kiện kiểu thế này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của AI. Còn bên phía các nguyên đơn cho rằng, công ty nên trả tiền bản quyền để sử dụng tác phẩm của họ trong việc đào tạo AI.
Cuộc chiến pháp lý mới này diễn ra sau những tranh chấp tương tự trong ngành công nghệ, bao gồm các vụ kiện liên quan đến OpenAI và Microsoft. Năm ngoái, tờ The New York Times đã khởi xướng hành động pháp lý chống lại cả hai công ty, cáo buộc việc sử dụng các tác phẩm đã xuất bản trên báo của họ để đào tạo các mô hình AI.
Vụ kiện cho rằng, có hàng triệu bài báo do The New York Times xuất bản đã được sử dụng trái phép để đào tạo các chatbot AI tự động. The New York Times yêu cầu bồi thường thiệt hại đáng kể, và dừng mọi mô hình AI có chứa dữ liệu đào tạo vi phạm bản quyền.
Hơn nữa, OpenAI và Meta còn phải đối mặt với các vụ kiện từ nhà văn kiêm diễn viên hài Sarah Silverman, Richard Kadrey và Christopher Golden vì cáo buộc vi phạm bản quyền tương tự. Có thể thấy, các vụ kiện nhấn mạnh những thách thức của các công ty công nghệ trong việc điều hướng luật sở hữu trí tuệ, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu và phát triển AI. Khi AI tiếp tục phát triển, các cuộc chiến pháp lý về vi phạm bản quyền có thể sẽ ngày càng trở nên phổ biến, định hình bối cảnh tương lai của đạo đức và quy định AI.