Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã kiểm tra dữ liệu trầm tích từ 78 hệ sinh thái rừng ngập mặn từ hơn 100.000 năm qua và phát hiện ra rằng với tốc độ nước biển dâng 6 mm/năm, tới năm 2050, rừng ngập mặn sẽ khó có thể sống sót.
Trong khi đó, nếu nước biển dâng theo tốc độ 5 mm/năm, các khu rừng ngập mặn mới có thể tránh được kịch bản bị nhấn chìm trong biển nước. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu các biện pháp giảm trừ hiệu ứng nhà kính có hiệu quả.
Rừng ngập mặn sẽ không thể sống sót tới năm 2050 nếu chúng ta không có các biện pháp giảm trừ hiệu ứng nhà kính. (Ảnh: Getty Images)
Hệ sinh thái rừng ngập mặn là chìa khóa để bảo vệ các khu vực ven biển khỏi các cơn bão nhiệt đới khác nhau cũng như cung cấp môi trường sống cho nhiều sinh vật, bao gồm tảo, vượn, sò, bọt biển và động vật hình rêu.
"Nếu chúng biển mất, sẽ có một sự mất cân bằng về số lượng cá và các loài khác sống dựa vào chúng", Erica Ashe - nhà khoa học tới từ Đại học Rutgers cho hay.
Điều đó sẽ ảnh hưởng tới các loài khác, ngay cả với những loài không thực sự được những cánh rừng ngập mặn che chở bởi sự mất cân bằng giữa các loài sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống.
Ngoài tác dụng bảo vệ các cộng đồng ven biển cũng như và khả năng lưu giữ carbon "vô địch", rừng ngập mặn cũng cung cấp sinh kế cho các ngư dân sống dựa vào việc khai khác các giá trị từ những cánh rừng này.