Cô Vương, người Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ đã tìm được việc làm, nhưng vì công việc không như kỳ vọng nên chỉ làm được 3 tháng, cô đã từ chức để chuẩn bị hồ sơ cho kỳ thi tuyển công chức quốc gia.
Tuy nhiên, dù đã nộp hồ sơ, cô Vương vẫn trống ra khoảng thời gian một năm. Cô quyết định đi xin việc để lấy thêm kinh nghiệm. Vốn nghĩ rằng tìm việc không khó, nào ngờ, đã nộp tới hơn 300 hồ sơ nhưng không có bất cứ nhà tuyển dụng nào phản hồi.
Điều này khiến cô Vương trở nên tự ti, tuyệt vọng bắt đầu hạ thấp yêu cầu công việc của mình. Cho dù công việc có phù hợp với năng lực hay không, có liên quan đến chuyên ngành hay không, cô cũng đều ứng tuyển. Thế nhưng, dù đã nộp đơn xin làm nhân viên dịch vụ khách hàng, cô vẫn bị từ chối.
Nộp tới hơn 300 hồ sơ nhưng không có bất cứ nhà tuyển dụng nào phản hồi. Điều này khiến cô Vương trở nên tự ti, tuyệt vọng. (Ảnh minh hoạ).
Trên bờ vực sụp đổ, cô Vương đột nhiên nhận được câu hỏi từ nhà tuyển dụng, hỏi cô lý do muốn ứng tuyển làm vị trí dịch vụ khách hàng. Khi biết cô Vương tự ti, cảm thấy cùng đường, người làm ở bộ phận quản trị nhân sự này lập tức nói: "Tôi rất muốn thuyết phục bạn, thật sự không cần hạ yêu cầu công việc làm gì. Bạn là thạc sĩ, không nên lãng phí thời gian làm nghề không liên quan này".
Không chỉ thế, người này còn khuyến khích và đưa ra ý tưởng giúp cô Vương sửa đổi sơ yếu lý lịch, khuyên cô đừng tìm việc mà không phát triển được, nếu có thể tích lũy kinh nghiệm, đừng quá chú trọng đến tiền lương, sau khi có kinh nghiệm và kiến thức thì mới có thể có sự lựa chọn tốt hơn.
Sau khi nghe lời an ủi của nhà tuyển dụng, cô Vương lập tức khóc lớn nhưng cũng bởi vậy mà có được dũng khí và quyết tâm, quyết định sửa lại sơ yếu lý lịch và tìm một công việc liên quan đến chuyên môn mà mình đã theo học.