Nghiên cứu của các nhà khoa học ghi nhận, trong 100g quả dứa ta có 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten, v.v...
Thông tin từng được đăng tải trên một số tạp chí y khoa cho rằng, một số loại enzyme có trong quả dứa có tác dụng tốt với những người bị bệnh tim, do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Enzyme này còn tốt cho người bị cao huyết áp vì làm giảm nguy cơ tụ máu dẫn đến tai biến mạch máu não.
Ăn dứa hàng ngày đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch cũng như giúp làm đẹp da.
Qủa dứa chín rất tốt cho sức khỏe nếu ăn đúng cách.
Quả dứa chín, nước ép dứa tươi là loại trái cây, đồ uống ưa thích của nhiều người. Tin tưởng vào công dụng của quả dứa, nhiều thiếu nữ còn chọn ăn dứa, uống nước dứa thay cơm để thanh lọc cơ thể, giảm cân, tiêu mỡ mà không biết rằng việc làm đó trong một số trường hợp có thể mang đến tai họa cho cơ thể, sức khỏe.
Từng có không ít trường hợp "nôn thốc nôn tháo" sau khi ăn dứa chín vì dị ứng hoặc ngộ độc dứa. Các chuyên gia y tế cảnh báo, mùa hè là mùa dứa chín, bạn cần đặc biệt chú ý khi ăn dứa vì bị ngộ độc dứa rất khó chịu, trường hợp ngộ độc nặng còn có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.
Do cây dứa mọc thấp, quả dứa nằm gần kề mặt đất, vỏ dứa xù xì, mắt ăn sâu vào thân quả nên tế bào nấm độc càng dễ bám vào và phát triển tại đó. Trong quá trình thu hái, vận chuyển, quả dứa cũng thường được đổ đống cùng nhau, nếu quả nào bị dập, úng, thối, nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển bên trong làm một số người ăn phải sẽ gặp tai họa.
Những quả dứa thối dập có thể nhiễm nấm độc khiến bạn ngộ độc thậm chí mất mạng.
Dưới đây là một số lưu ý khi ăn dứa tránh gặp tai họa chết người bạn nên biết.
Ăn dứa khi đói.
Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.
Ăn dứa bị dập, nát.
Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.
Do cây dứa mọc thấp, quả dứa nằm gần kề mặt đất, vỏ dứa xù xì, mắt ăn sâu vào thân quả nên tế bào nấm độc càng dễ bám vào và phát triển tại đó. Trong quá trình thu hái, vận chuyển, quả dứa cũng thường được đổ đống cùng nhau, nếu quả nào bị dập, úng, thối, nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây ngộ độc cho người ăn phải.
Trên thực tế, có không ít người bị ngộ độc, thậm chí thiệt mạng vì ngộ độc dứa. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay, nôn thốc nôn tháo sau khi ăn dứa…
Để đề phòng tai biến, nên ăn dứa tươi, còn nguyên, không dập nát.
Video: Choáng váng xem thanh niên ăn dưa hấu nhanh như chớp
Ăn dứa khi mang bầu.
Kinh nghiệm dân gian và các bác sĩ cũng khuyến cáo các bà bầu mới mang thai 3 tháng đầu không nên ăn nhiều dứa. Theo nghiên cứu, dứa có chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Đặc biệt là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao.
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa có thể ảnh hướng xấu tới thai kỳ.
Khi bị đau dạ dày.
Quả dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Vì vậy, dứa không có lợi cho người đau dạ dày. Dứa sẽ làm dạ dày bạn bị kích thích, cồn cào hoặc làm cơn đau dạ dày trở nên nặng nề khó chịu hơn.
Ăn dứa xanh
Ăn hoặc uống nước ép dứa xanh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Lúc này, tỉ lệ chất bromelain là rất cao nên những tác hại của nó với sức khỏe sẽ ở trạng thái tối đa. Ngoài ra, ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.