Đây là lần thứ 3 Nhà máy lọc dầu Dung Quất (NMLD Dung Quất) được bảo dưỡng tổng thể (BDTT), theo quy trình ba năm một lần.
Toàn cảnh NMLD Dung Quất.(Ảnh: Phong Sơn)
Đợt bảo dưỡng lần này sẽ bắt đầu từ ngày 5/6/2017 và kết thúc ngày 26/7/2017.
Video: Nổ nhà máy lọc dầu lớn nhất Italy, khói lửa cuồn cuộn nhuộm trời đen
Và để tiến hành BDTT thì cần thời gian chuẩn bị trước 2 năm bởi số lượng lớn máy móc, thiết bị lớn; có nhiều thiết bị phải cần tới 1 năm để sản xuất và đưa vào hoạt động.
Vậy tại sao phải lên kế hoạch trước tận 2 năm cho một công việc chỉ kéo dài gần hai tháng?
NMLD Dung Quất là một nhà máy có quy mô lớn, được đánh giá là một trong những nhà máy lọc dầu lớn ở khu vực Đông Nam Á, với hệ thống máy móc cực kỳ hiện đại.
Số lượng trang thiết bị, máy móc kỹ thuật ở nhà máy theo thống kê là 60.000 thiết bị các loại, cùng 25.000 thiết bị đường ống, van tay khác nhau. Vì thế, công việc đòi hỏi các kỹ sư và công nhân phải có trình độ chuyên môn cao, luôn tập trung hết sức từ công việc nhỏ nhất để toàn bộ hệ thống hoạt động chính xác, trôi chảy.
Thêm vào đó, thời gian thực hiện bảo dưỡng lại ngắn, không như các dự án EPC khác nên đòi hỏi sự chuẩn bị phải cực kỳ chu đáo.
Vì nếu chỉ một sai lầm rất nhỏ cũng có thể làm nhà máy phải dừng hoạt động và tốn hàng triệu USD để sửa chữa. Cho đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cho TA3 đã bước vào giai đoạn cuối cùng, trên khắp các khu vực của NMLD Dung Quất, không kể ngày, đêm hay cuối tuần, các kỹ sư, công nhân Việt Nam và nước ngoài vẫn hăng say làm việc, chuẩn bị cho TA3 được tiến hành một cách hoàn thiện nhất.
Bên trong phòng điều khiển trung tâm NMLD Dung Quất. (Ảnh: Phong Sơn)
Ông Trần Ngọc Nguyên - Tổng giám đốc BSR cho biết: Nếu TA3 hoàn thành sớm được một ngày thì sẽ tiết kiệm được 1 triệu USD cho nhà nước. Do đó, Ban lãnh đạo cùng tập thể CBCNV BSR đã có nhiều giải pháp, sáng kiến để rút ngắn thời gian bảo dưỡng xuống 5 đến 7 ngày. Cụ thể là việc bố trí làm việc 3 ca ở nhiều khu vực bảo dưỡng các thiết bị, máy móc hiện đại như các thiết bị cắt bằng tia nước hoặc làm sạch đồng thời và liên tục.
TA3 được lên kế hoạch cách đây 2 năm, và ngoài BSR, đợt bảo dưỡng này sẽ được tiến hành với sự tham gia của ba nhà thầu đến từ Singapore, Hàn Quốc và Malaysia. TA3 được chia làm 7 gói thầu chính, trong đó BSR sẽ tự thực hiện 3 gói với hơn 6000 công việc, trong đó có khoảng hơn 2000 hạng mục thiết bị tĩnh, hơn 3000 thiết bị tự động hoá…
Việc BSR đã có thể tự thực hiện khối công việc vô cùng lớn như vậy chứng tỏ trình độ kỹ thuật và chuyên môn của các kỹ sư, công nhân BSR đã được nâng lên một tầm cao mới. Ông Nguyên cũng cho biết, tham gia vào TA3 lần này, có tới một nửa là người lao động BSR. Theo tính toán thì có 3000 chuyên gia, kỹ sư và công nhân sẽ tham gia đợt bảo dưỡng lần thứ 3 này.
Đây là một con số đáng mừng, bởi cách đây chỉ 5 năm thôi, BSR vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài. Chứng tỏ đội ngũ kỹ sư BSR đã trưởng thành và có trình độ chuyên môn rất cao. Ban lãnh đạo BSR luôn xác định yếu tố con người là chủ đạo, nên đã luôn tập trung đào tạo nguồn nhân lực trình có độ cao, như vậy sẽ bớt đi một khoản chi phí lớn.
Tổng giám đốc Trần Ngọc Nguyên cũng cho biết thêm rằng, với TA3 thì BSR đã đặt mục tiêu đảm bảo tối đa hoá việc tự chủ trong quá trình thực hiện, giảm thiểu việc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật nước ngoài, việc này sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nhà nước. Đồng thời, mục tiêu của lần bảo dưỡng thứ 3 này là làm NMLD Dung Quất hoạt động an toàn hơn, ổn định công suất từ 110% trở lên và kéo dài thời gian hoạt động sau bảo dưỡng từ 3 đến 5 năm.
Để tiến hành tốt công tác bảo dưỡng, BSR cùng NMLD Dung Quất đã huy động 100% số lượng CNCNV trực cả ngày và đêm nhằm bảo đảm TA3 được diễn ra một cách an toàn nhất, chính xác nhất.
Một vấn đề khác rất được quan tâm trước khi bắt đầu TA3, đó là việc xử lý chất thải trong và sau quá trình bảo dưỡng. Ông Nguyễn Hoài Giang - Chủ tịch HĐTV BSR cho biết; BSR đã xây dựng tại NMLD Dung Quất một hệ thống xử lý nước thải khép kín và hiện đại, với công suất 530m3/giờ. Ở đây, nước thải sẽ được xử lý bằng công nghệ sinh học và hoá lý qua bể lắng, sau đó đến bể lọc, do vậy các chất ô nhiễm trong nước khi thải ra hồ chứa đã được xử lý triệt để.
Tuy nhiên, ngay khi được xả ra hồ chứa, nước thải còn được kiểm ra lần nữa bởi các thiết bị tự động kiểm tra chất lượng nguồn nước. Các hồ chứa này thường xuyên được kiểm tra bởi cán bộ phòng An toàn, Sức khoẻ, Môi trường của công ty.