Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

'Nín thở' trên những cây cầu chờ sập ở ngoại thành Hà Nội

Rất nhiều cầu khỉ, cầu phao được bắc qua sông Đáy, Vân Đình, phục vụ dân sinh, đã xuống cấp, rất nguy hiểm.

Cầu gỗ Phương Nhị bắc qua sông Vân Đình, nối xã Hồng Dương (Thanh Oai) với xã Phú Túc (Phú Xuyên) và tỉnh lộ 429, hàng ngày phải oằn mình "cõng" hàng trăm lượt người, phương tiện qua lại.
Cầu được xây dựng năm 1970, làm bằng những cây tre ghép lại sơ sài. Năm 1973, thôn Phương Nhị đã làm cây cầu mới, trụ và dầm bằng sắt, mặt cầu làm bằng những tấm ván gỗ ghép lại, chiều dài hơn 30m, rộng khoảng 1m. Cầu có độ cao gần 3m so với mặt sông.
Nhiều người dân phải nín thở, đi chậm mỗi khi qua cầu Phương Nhị. Hiện đi qua cầu người dân mất phí 2.000đ/lượt xe máy, 1.000đ/lượt xe đạp, nguồn thu này duy trì để trùng tu, bảo dưỡng cầu.
Nhiều tấm ván gỗ đã mọt, gãy. Trong khi đó trụ và dầm cầu bị hoen gỉ, mối hàn bị bong có nguy cơ gãy, đổ bất cứ lúc nào.
Do mặt cầu quá hẹp, lại xuống cấp, lan can chỉ là những dây thép nhỏ nên không ít vụ tai nạn đã xảy ra (bình quân mỗi năm có 6-7 vụ). Biết nguy hiểm, nhưng do từ xã Hồng Dương qua cầu Phương Nhị sang xã Phú Túc gần hơn so với tuyến đường chính, nên người dân quanh khu vực vẫn đi qua cầu này.
Cầu phao làng Vân có chiều dài gần 40m bắc qua sông Đáy nối hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa. Cây cầu dân sinh này đã tồn tại gần 30 năm.
Cầu được ghép bởi những thanh sắt và thép nhỏ. Cầu có trọng tải yếu, một chiếc xe máy đi qua, cả cây cầu đã rung bần bật.
Nhiều người không dám đi qua cầu này mà phải nhờ người khác lái hộ.
Buộc tạm thành cầu bằng những đoạn dây thừng thô sơ.
Nhiều đoạn trên cầu, các thanh thép bị rời ra không có lan can. Người dân dùng tạm những cọc tre buộc lên lan can để gia cố cầu.
Cũng bắc qua sông Đáy, cầu phao dân sinh Tử Dương nối 2 xã Lạc Dương (Ứng Hòa) và Lai Tảo (Mỹ Đức) được ghép bằng những thanh gỗ tạm bợ.
Những đoạn dây thừng hai bên được buộc vào các gốc cây để giữ cầu phao. Nhiều miếng thép bị rời ra mỗi khi có lực tác động nhẹ để hở một khoảng trống giữa cầu.
"Cầu đã có từ cách đây hơn 20 năm, do hai gia đình ở hai bên góp vốn làm cho người dân qua lại. Ngày xưa, không có cầu người dân chúng tôi đi lại bằng thuyền thúng, mùa nước cạn thì đi dễ nhưng đến mùa lũ dân không ai dám đi, có người qua sảy chân bị ngã, đến nay đã có 2 người chết khi qua cầu", ông Nguyễn Quang Lãm (71 tuổi) cho biết.
Nguồn:

Tin mới