Chi phí cao, độ bền thấp
Giá gương gập điện thường gấp nhiều lần so với gương gập thủ công, đặc biệt với những dòng xe sang thì còn đắt đỏ hơn nữa.
Không chỉ có giá đắt mà các động cơ và hệ thống điện tử trong gương gập điện cũng dễ bị hỏng hóc hoặc cần bảo trì thường xuyên, đòi hỏi chi phí sửa chữa và bảo dưỡng cao hơn nhiều so với gương gập thủ công.
Nhược điểm khi sử dụng gương chiếu hậu ô tô tự động gập điện. (Ảnh minh họa).
Không thể điều chỉnh gương bằng tay
Nhược điểm lớn nhất của gương chiếu hậu chỉnh điện là không thể dùng tay gập lại. Bởi nếu gập gương bằng tay nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng tới bánh răng truyền động và mô tơ bên trong, dẫn đến chết bánh răng và mô tơ điện, khiến gương không đóng, mở khi bật.
Do đó, nếu người dùng không may quên điều này thì có thể để lại hậu quả đáng tiếc.
Khó sửa chữa
Do gương gập điện có nhiều bộ phận cơ điện và hệ thống điện tử để hoạt động nên khả năng hỏng hóc của hệ thống này cao hơn so với gương gập thủ công thông thường.
Việc việc sửa chữa các lỗi liên quan đến động cơ, cơ chế hoặc hệ thống điện tử trong gương cũng phức tạp và tốn kém hơn nhiều so với gương thủ công. Trong trường hợp hỏng mô tơ, bánh răng còn có thể phải thay thế gương mới với giá rất đắt.
Dễ va chạm khi gập
Trong trường hợp gập lại gương quá nhanh hoặc không chính xác ở từng vị trí, có thể xảy ra va chạm với các vật thể xung quanh hoặc xe khác. Việc va chạm thường xuyên có thể dẫn đến hỏng gương hoặc gây ra những vụ tai nạn đáng tiếc.
Thiếu ổn định và chính xác
Cơ chế di chuyển và điều khiển của gương gập điện có thể không hoàn toàn ổn định và chính xác như mong muốn của lái xe. Điều này đòi hỏi tài xế phải điều chỉnh thường xuyên để đảm bảo gương hoạt động hiệu quả.