Trước đó, cuối thế kỷ 19, các vụ cướp ngân hàng, tham nhũng và các mối đe dọa mới như bạo lực đã áp đảo lực lượng cảnh sát địa phương. Năm 1908, Tổng thống Theodore Roosevelt “bật đèn xanh” cho Bộ trưởng Tư pháp Charles Bonaparte thành lập một tổ chức thực thi pháp luật quốc gia mới. Đến năm 1935, tổ chức được gọi là Cục Điều tra Liên bang; và trong suốt phần còn lại của thế kỷ 20, cơ quan này đã giải quyết nhiều vụ án tội phạm phức tạp nhất trên toàn quốc.
Vụ giết người Osage
Vào đầu những năm 1920, việc phát hiện ra dầu mỏ dưới vùng đất Osage, Oklahoma đã khiến người ở đây trở thành những người giàu có nhất thế giới. Nhưng rất nhiều người giàu có bắt đầu chết - trong các vụ xả súng, đâm, nổ và nghi ngờ bị đầu độc một cách bí ẩn.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ, cơ quan thực thi pháp luật quốc gia, được phát triển vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20.
FBI, khi đó là Cục Điều tra Hoa Kỳ, đã sử dụng những người cung cấp thông tin bí mật để xác định danh tính một số cư dân da trắng ở Oklahoma cố gắng kết hôn và giết người địa phương để trở nên giàu có với các mỏ dầu. Đặc vụ Tom White, cựu Kiểm lâm Texas, dẫn đầu cuộc điều tra, cuối cùng đã kết án William Hale, một nhân vật nổi tiếng, cùng những người khác trong một âm mưu rộng lớn. Nhiều vụ án giết người Osage khác từ thời đó vẫn chưa được giải quyết.
Vụ bắt cóc Lindbergh
Vào tối 1/3/1932, một số kẻ bắt cóc đã bắt cóc đứa con trai mới biết đi của phi công nổi tiếng Charles Lindbergh. Những kẻ này để lại tờ giấy đòi tiền chuộc 50.000 USD, một số dấu chân lấm bùn và một chiếc thang bị hỏng. Hai tháng sau, thi thể cậu bé được tìm thấy bị chôn vùi một phần gần dinh thự Lindbergh.
Ngày hôm sau, Tổng thống Herbert Hoover chỉ đạo Cục điều phối cuộc điều tra vụ giết người. Hơn một năm sau, một người thợ mộc nhập cư người Đức tên là Bruno Hauptmann đã sử dụng một trong những chứng chỉ vàng từng được dùng làm tiền chuộc để mua xăng. Sau khi bị bắt, số chứng chỉ trị giá 13.000 USD khác đã được tìm thấy trong gara của anh ta. Khi Hauptmann hầu tòa, các đặc vụ FBI làm chứng rằng chữ viết tay của anh ta khớp với chữ viết trên giấy đòi tiền chuộc. Anh ta bị kết án năm 1935 và bị xử tử vào mùa xuân năm 1936.
Vụ án gián điệp Rosenberg
Khi Chiến tranh Lạnh nóng lên vào cuối những năm 1940, các nhân viên tình báo quân đội Mỹ đang làm việc để giải mã các bức điện tín “ngoại giao” của Liên Xô đã có một khám phá đáng kinh ngạc.
Cuối cùng, họ giải mã được. Các tin nhắn tiết lộ một mạng lưới gián điệp nằm sâu bên trong chương trình phát triển nguyên tử tối mật của Mỹ tại Los Alamos, New Mexico. Đặc vụ FBI Bob Lamphere, người giám sát nhiều cuộc điều tra gián điệp cấp cao trong Chiến tranh Lạnh, đã lần theo dấu vết của những manh mối trong những tin nhắn được giải mã này, truy tìm các mối liên hệ dẫn từ nhà khoa học Klaus Fuchs của Los Alamos đến một kỹ sư không có gì đặc biệt tên là Julius Rosenberg ở New York.
FBI đã thẩm vấn và bắt giữ một số thành viên của đường dây gián điệp, bao gồm cả Julius và vợ anh ta là Ethel. Cả hai đều bị xử tử vào năm 1953.
Vụ ám sát John F. Kennedy
Gần như ngay sau khi những viên đạn chí mạng được bắn vào Dealey Plaza ở Dallas vào ngày 22/11/1963, FBI đã đóng vai trò chủ trì điều tra vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy. Các đặc vụ FBI đã đến hiện trường, phỏng vấn các nhân chứng và bảo quản bất kỳ bằng chứng nào họ có thể tìm thấy. Cuối cùng, họ đã thực hiện khoảng 25.000 cuộc phỏng vấn và theo đuổi “hàng chục nghìn đầu mối điều tra” về sát thủ Lee Harvey Oswald và những cá nhân khác.
Vụ sát hại Medgar Evers
Một số cuộc điều tra của FBI kết thúc nhanh chóng. Nhưng có những vụ khác, như vụ sát hại nhà hoạt động dân quyền Medgar Evers, kéo dài hàng thập kỷ. Một viên đạn đã bắn vào Evers ngay trước cửa nhà ông ở Jackson, Mississippi vào tháng 6/1963, nhưng phải đến năm 1994, bằng chứng mà FBI thu thập được cuối cùng mới giúp kết tội người theo chủ nghĩa thượng đẳng da trắng Byron De La Beckwith về tội ám sát.
De La Beckwith cuối cùng bị kết án năm 1994 và chết trong tù năm 2001.
D.B. Cooper biến mất
Vào một buổi chiều tháng 11/1971, một người đàn ông tự nhận mình là “Dan Cooper” mua vé một chiều trên chuyến bay 305 của Northwest Orient từ Portland, Oregon đến Seattle.
Khi máy bay cất cánh, người đàn ông có vẻ ngoài trầm tính mặc bộ đồ công sở nói với một tiếp viên hàng không rằng anh ta có một quả bom trong cặp và rằng anh ta muốn cướp máy bay. Yêu cầu của anh ta là 200.000 USD tiền giấy đã qua sử dụng và 4 chiếc ô.
Tại Seattle, anh ta trao đổi những hành khách khác trên máy bay để lấy tiền chuộc và ra lệnh cho phi công cất cánh lần nữa theo hướng đến Mexico City - và bay chậm. Sau đó, Cooper nhảy dù và nhảy ra khỏi máy bay ở đâu đó gần Nevada, cùng với số tiền mặt. Từ đó bắt đầu vụ án nổi tiếng nhất chưa được giải quyết của FBI.
“Cooper” không bao giờ được nhìn thấy nữa mặc dù đã có một cuộc tìm kiếm rộng rãi. Vào năm 1980, một cậu bé đã tìm lại được một gói tiền mục nát vốn là một phần số tiền đã bị lấy đi, nhưng cuộc điều tra của FBI đối với khoảng 800 nghi phạm vẫn chưa có kết quả.
Vụ án D.B Cooper biến mất là một trong những vụ án bí ẩn của FBI chưa có lời giải đáp.
Vụ bắt cóc Patty Hearst
Năm 1974, FBI đóng vai trò chính trong việc điều tra vụ bắt cóc người thừa kế Patty Hearst, bao gồm cả việc giúp gia đình cô cố gắng phân phát “tiền chuộc”: 2 triệu USD thực phẩm miễn phí mà những kẻ bắt cóc yêu cầu được cung cấp cho người nghèo.
Nhưng phải mất rất nhiều công sức – và nhiều lời khuyên – trước khi những người cung cấp thông tin biết được Hearst đã quyết định hợp tác với những kẻ bắt cóc cô, một nhóm khủng bố trong nước tự gọi mình là “Quân đội Giải phóng Symbionese”. Cuối cùng, khi FBI tìm thấy Hearst, người đã đổi tên mình thành “Tania”, họ không giải cứu một nạn nhân bị bắt cóc. Thay vào đó, họ buộc tội cô cướp ngân hàng và các tội danh khác. Bị kết án bảy năm, cô thụ án hai năm và cuối cùng được ân xá.
Các vụ đánh bom hàng loạt
FBI bắt đầu điều tra hàng loạt vụ đánh bom bí ẩn vào năm 1980, sau khi một trong những thiết bị tự chế phát nổ trong khoang chở hàng của chuyến bay American Airlines và một thiết bị khác được gửi tới chủ tịch công ty.
FBI, hợp tác với các thanh tra bưu điện, nhanh chóng nhận thấy những điểm tương đồng về thiết kế giữa hai quả bom. Họ cũng tìm thấy mối liên hệ với các cuộc tấn công tương tự trong suốt những năm 1980 và những năm 1990; và 16 thiết bị gây cháy được đặt hoặc gửi từ năm 1978 đến năm 1995, nhiều thiết bị gây thương tích nặng và ba thiết bị gây tử vong. Vì kẻ đánh bom sử dụng vật liệu phế liệu và để lại rất ít dấu vết pháp y, nên đến giữa những năm 1990, tất cả những gì cục có được là một hồ sơ thô sơ.
Chỉ khi cơ quan và một tờ báo được Bộ Tư pháp bật đèn xanh cho xuất bản bản 35.000 từ về vụ án, một nhân viên xã hội tên là David Kaczynski mới cảnh báo FBI về những điểm tương đồng giữa điều này và một kịch bản mà anh trai ông ta là Ted viết. FBI dẫn đầu nhóm được cử đến bắt Ted tại một căn lều hẻo lánh ở Montana, phát hiện ra một thiết bị sẵn sàng gửi thư dưới gầm giường của anh ta. Ted Kaczynski nhận tội và chết trong tù.
Vụ đánh bom thành phố Oklahoma
Sáng ngày 19/4/1995, một chiếc xe tải phát nổ bên ngoài Tòa nhà Liên bang Alfred P. Murrah ở Thành phố Oklahoma. Vụ nổ lớn đã giết chết 168 người (trong đó có 19 trẻ em), làm bị thương hàng trăm người khác và khiến khoảng 1/3 tòa nhà văn phòng lớn sụp đổ.
Đây là vụ khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ, và FBI phải trải qua một cuộc điều tra phức tạp để xác định và kết tội kẻ đánh Timothy McVeigh và đồng phạm. Tổng cộng 28.000 cuộc phỏng vấn đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về động cơ và hành động của McVeigh; FBI cũng đã xem xét khoảng ba tấn bằng chứng. McVeigh bị kết tội và bị xử tử năm 2000.