Nguyên nhân là do một số thiết bị điện trên ô tô vẫn có thể hoạt động nhờ vào nguồn điện sử dụng trực tiếp từ ắc quy.
Cụ thể, khi tắt máy, hệ thống đèn nội thất vẫn còn hoạt động để làm sáng không gian bên trong khi mở cửa, giúp tài xế và những người ngồi trên xe ra vào thuận tiện hơn vào ban đêm.
Thứ hai là hệ thống chống trộm vẫn luôn hoạt động để sẵn sàng phát tín hiệu đèn và còi khi có người đột nhập vào bên trong xe. Đây cũng là kỹ năng cần trang bị, hướng dẫn cho trẻ em khi đi ô tô. Trong trường hợp trẻ nhỏ bị kẹt hay bị bỏ quên trong xe thì sử dụng tính năng này để phát tín hiệu ra bên ngoài nhờ sự giúp đỡ.
Những thiết bị điện trên ô tô vẫn hoạt động dù xe đã tắt máy. (Ảnh minh họa).
Thứ ba là hệ thống còi và đèn khẩn cấp luôn trong trạng thái chờ và sẵn sàng kích hoạt. Đây cũng là kỹ năng mà trẻ em cần biết trước khi đi xe, phòng khi muốn gọi sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Trong lịch sử của các hãng xe, các tính năng này vốn không được thiết kế sẵn. Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp ô tô phát triển và các quy chuẩn an toàn xe khắt khe hơn thì hầu hết trên các xe hiện nay đều có tính năng dùng còi và đèn khẩn cấp ngay cả khi tắt máy, áp dụng cho tất cả mọi loại ô tô chứ không chỉ riêng xe con.
Nguyên nhân là còi và đèn khẩn cấp được đấu nối trực tiếp vào ắc quy và hoạt động độc lập với hệ thống điện của xe. Do đó, hai tính năng này luôn được cấp điện. Vì thế, nếu không may bị mắc kẹt trên xe, trẻ em có thể thực hiện một việc rất đơn giản là ấn là nút đỏ hình tam giác để kêu cứu với bên ngoài.