Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Những tác dụng của cây xương sông với sức khỏe

(VTC News) -

Xương sông là loại rau thơm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt, dưới đây là tác dụng của cây xương sông bạn không nên bỏ qua.

Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm thuốc. Dưới đây là những tác dụng của cây xương sông với sức khỏe bạn không nên bỏ qua.

Tác dụng của cây xương sông

Xương sông còn có tên khác là xang sông, hoạt lộc thảo. Tên khoa học của cây là Blumea myriocephala DC., họ Cúc (Asteraceae).

Xương sông thường mọc hoang hoặc trồng nhiều ở nước ta. Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm thuốc.

Lá hình ngọn giáo, gốc thuôn dài, chóp nhọn, mép có răng cưa; cuống lá có khi có tai ngắn. Cụm hoa hình đầu màu vàng nhạt, tập hợp 2-4 cái ở nách các lá. Hoa màu vàng nhạt, mào lông màu trắng. Hoa cái ở xung quanh có tràng 3 răng; hoa lưỡng tính ở giữa có tràng 5 răng. Quả bế hình trụ, có 5 cạnh. Ra hoa tháng 1-2, có quả tháng 4-5.

Tác dụng của cây xương sông

Bộ phận dùng: Lá, toàn cây trên mặt đất, dùng tươi hay phơi khô trong râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô.

Thành phần hóa học: Lá chứa tinh dầu 0,24% mà thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%); còn có p-cymen (3,28%), limonen (0,12%).

Thành phần hóa học: Xương sông có tinh dầu (khoảng 0,24%), thành phần chủ yếu: Methylthymol (94,96%). Tinh dầu xương sông có vị cay, tính ấm nên có tác dụng giảm hàn tà, thông kinh lạc.

Khi thời tiết thay đổi mà tấu lý (lỗ chân lông) không kín đáo, vệ khí (phân bổ khắp cơ thể chống lại sự xâm nhập của tà khí) không vững vàng thì hàn tà dễ xâm nhập gây bệnh. Phế nằm ở chỗ cao, chủ về hô hấp, khai khiếu ở mũi. Tà khí đầu tiên vào phế, gây bệnh ở phế như: Sổ mũi, hắt hơi, ho đờm. Xông hơi lá xương sông để trục tà khí và thông lạc mạch.

Tính vị quy kinh: Vị đắng, cay, tính ấm; vào kinh phế.

Công năng chủ trị: Xương sông có tác dụng trừ tanh hôi, tiêu đờm thấp, giúp tiêu hóa; chữa ho sốt, trúng phong hàn, cấm khẩu, nôn mửa, đầy bụng, ho gà, viêm họng…

Bài thuốc có xương sông

Chữa sởi, ho sốt kéo dài ở trẻ em: Lá xương sông, chua me đất, vỏ rễ dâu, địa cốt bì, kinh giới; liều lượng bằng nhau (8 – 10g). Sắc uống. Nếu đại tiện lỏng, tiêu chảy thì giảm bớt chua me đất (Nam dược thần hiệu).

Chữa ho có đờm, nôn trớ ở trẻ em:

- Chuẩn bị: 5 thìa cà phê mật ong và 2 – 3 lá xương sông.

- Thực hiện: Đem lá xương sông rửa sạch, để ráo, thái nhỏ và cho vào chén. Thêm mật ong vào chén và đem hấp cách thủy khoảng 10 phút. Dùng nước uống nhiều lần trong ngày, người lớn bị ho có thể nhai có lá để nhanh giảm bệnh.

Chữa đau nhức răng: Rễ xương sông rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Khoảng 10 ngày là có thể dùng được, lấy bông chấm thuốc bôi vào nơi răng lợi đau nhức.

Chữa lở miệng, sưng họng, viêm amidan, khản tiếng: Ngậm nước xương sông trong miệng.

Theo tài liệu nước ngoài: Nước sắc xương sông chữa sốt rét, cảm cúm, phù thũng; lá hoặc cả cây là thuốc cho ra mồ hôi, chữa viêm họng, viêm phế quản, loét miệng. Ở Malaysia, lá giã nát, sao nóng chườm lên những chỗ đau nhức, chữa thấp khớp.

Trên đây là những tác dụng của cây xương sông.

Vân Anh (Tổng hợp)

Tin mới