7. Cá Koi: Theo CNBC, Koi là loài cá cảnh được nuôi phổ biến ở các hồ đá nhân tạo. Loài cá chép này được cho là sống lâu nhất trên thế giới. Trước đây, một số con có thể sống hơn 200 năm. Cá Koi già nhất có tên Hanako, chết khi 226 tuổi vào năm 1977. Cá Koi có nguồn gốc từ Nhật Bản, được người Nhật lai tạo vào đầu thế kỷ 18 và giới thiệu lần đầu vào năm 1914.
6. Vẹt đuôi dài có thể sống tới 60-80 năm. Độ tuổi sinh sản của chúng dao động từ 30-35 tuổi. Theo một khảo sát, phần lớn vẹt đuôi dài bị đe dọa. Chúng đã tuyệt chủng do suy thoái môi trường sống và buôn bán thú cưng bất hợp pháp.
5. Rùa khổng lồ Galapagos có thể sống sót qua hàng trăm năm, con lớn nhất được ghi nhận là 152 tuổi. Một con rùa có tên Lonesome George, 10 tuổi, được phát hiện bởi một nhà khoa học người Hungary trên hòn đảo Isabela thuộc quần đảo Galapagos (Ecuador) vào năm 1972. Từ đó, con rùa này đã trở thành biểu tượng của quần đảo.
4. Cá voi Bowhead có thể sống thọ hơn con người đến vài thế hệ, gần 200 năm. "Khoảng 5% dân số loài cá voi này sống trên 100 năm và một số trường hợp có thể sống đến 160-180 năm", Jeffrey Bada, một nhà khoa học tại Viện hải dương học Scripps California (Mỹ), cho biết. Chúng còn được biết đến với tên gọi cá voi Greenland. Loài động vật này sống ở Bắc Cực. Con trưởng thành có thể dài tới 18 m và nặng hơn 100 tấn.
3. Cá mập xanh: Những con cá mập này có thể sống đến 200 năm. Các nhà khoa học đã phát hiện một trường hợp 400 tuổi. Điều này đã khiến chúng trở thành động vật có xương sống lâu đời nhất trên thế giới. Loài vật này sống lâu vì chúng phát triển rất chậm, khoảng 1 cm mỗi năm và đạt đến độ tuổi già khi 100 tuổi.
2. Ngao Arctica islandica: Loài ngao này sinh sống ở vùng biển Đại Tây Dương. Một số cá thể ngao được thu thập đã hơn 400 năm tuổi. Tuổi thọ cao nhất đối với loài này là 507 năm, thuộc về con ngao có tên Ming.
1. Sứa Turritopsis dohrnii: Loài vật này thường được nhiều người gọi với tên sứa bất tử. Chúng sinh sống trong vùng biển Địa Trung Hải. Năm 1996, các nhà nghiên cứu đã công bố loài sứa này có thể đảo ngược trạng thái từ một cá thể trưởng thành trở về giai đoạn vị thành niên. Khi bị chấn thương, chúng sẽ trở lại hình dáng ban đầu như một con sứa non lúc mới sinh ra. Cơ thể sứa sẽ tự tái tạo tế bào và các mô cơ thể hoàn toàn mới. Tuy nhiên, chúng vẫn sẽ chết khi bị ăn thịt giống như những loài động vật khác.