Lịch Mặt trăng (âm lịch) được nhiều nền văn hóa sử dụng, trong đó ngày tháng được tính dựa trên chu kỳ và vị trí của Mặt trăng so với Trái đất. Do vậy, Tết tính theo lịch âm thường muộn hơn Tết dương lịch ít nhất, có thể là hai tháng nếu có thêm tháng thứ 13.
Tết Âm lịch (hay Tết Nguyên đán, Tết Cổ truyền) là ngày lễ lớn nhất trong các ngày lễ hội, có vị trí cực quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh người Việt. Ngoài Việt Nam, nhiều nước châu Á khác cũng đón Tết theo lịch âm với cách thức, phong tục khác nha. Vậy những quốc gia đón Tết ttheo lịch âm?
Trung Quốc
Đối với người Trung Quốc, Tết Âm lịch là dịp lễ lớn nhất trong năm, thường kéo dài từ ngày 8/12-15/1 âm lịch.
Người Trung Quốc rất thích đốt pháo vào đêm giao thừa.
Trong dịp này, mọi người thường quây quần bên nhau, dọn dẹp và trang trí nhà cửa thật đẹp, cùng làm những món ăn truyền thống để cúng tổ tiên. Sủi cảo, bánh bao, bánh trôi chính là những món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm ngày Tết. Theo truyền thống Trung Hoa, đây là những món sẽ đem lại nhiều thành công và may mắn.
Người Trung Quốc cũng rất thích đốt pháo vào đêm giao thừa. Họ tin rằng, những tiếng pháo nổ đì đùng sẽ giúp họ xua đi những vận rủi của năm cũ và đem lại may mắn cho năm mới.
Hàn Quốc
Người Hàn Quốc cũng ăn Tết theo lịch âm. Tết Seollah (Seol) bắt đầu từ ngày 1/1 hằng năm theo âm lịch và thường kéo dài 3 ngày. Do Tết Seollah đối với người dân xứ kim chi là dịp nghỉ lễ quan trọng nhất nên việc chuẩn bị được họ làm từ rất sớm.
Người Hàn Quốc dùng trang phục truyền thống Hanbok đẹp nhất để hành lễ thờ cúng tổ tiên.
Vào ngày Tết, mọi người thường chọn những bộ trang phục truyền thống Hanbok đẹp nhất để hành lễ thờ cúng tổ tiên. Đây cũng là dịp để họ cùng nhau chơi các trò chơi truyền thống như kéo co, yutnori (một trò chơi truyền thống của người Hàn), jegichagi (đá cầu), tubo (ném mũi tên vào bình)…
Nhật Bản
Là một quốc gia Đông Bắc Á nhưng theo thời gian và sự du nhập của văn hóa phương Tây, Nhật Bản từ lâu đã không còn đón Tết Âm lịch mà thường đón Tết vào Dương lịch. Tuy nhiên, những hoạt động chào đón năm mới ở đất nước mặt trời mọc vẫn mang đậm phong vị Tết phương Đông.
Bữa ăn mừng Tết ở Nhật Bản.
Bắt đầu đón Tết vào ngày 31/12 âm lịch, người dân Nhật Bản sẽ được nghỉ liên tục một tuần lễ. Trước thời gian này, người Nhật sẽ cố gắng trả hết mọi khoản nợ vì nếu để qua năm mới sẽ rất xui xẻo. Ngày Tết, nhà nào cũng có một cây thông hoặc cây tre trang trí đẹp đẽ đặt trước cửa. Theo quan niệm dân gian, hai loại cây này sẽ ngăn tà ma, giúp họ có một năm mới mạnh khỏe và an lành.
Thái Lan
Đối với người Thái Lan, Tết chính là thời điểm đánh dấu sự kết thúc của mùa khô và từ đây, mùa mưa bắt đầu. Ngày Tết còn được gọi là Songkran. Với 95% dân số theo Phật giáo, vào ngày lễ quan trọng này, ngoài dọn dẹp, trang trí nhà cửa, người Thái còn đến các chùa chiền để rửa sạch tượng Phật bên ngoài và trong nhà.
Té nước là hoạt động đón Tết truyền thống ở Thái Lan.
Hoạt động đặc trưng nhất trong ngày Tết cổ truyền ở Thái Lan chính là té nước. Người dân ở đây từ già trẻ lớn bé đều ra đường để tham gia lễ hội. Họ cầm xô, chậu hay các khẩu súng nước… để té nước vào bất cứ người nào gặp trên đường hay đứng cạnh. Ai ai cũng đều cảm thấy vui vẻ và họ trở nên thân thiết với nhau hơn.
Singapore
Văn hóa Singapore chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc nên cũng coi trọng Tết âm lịch.
“Quần đảo xanh” có quá nửa là người gốc Hoa nên không quá ngạc nhiên khi văn hóa Singapore có hơi hướng chịu ảnh hưởng cua Trung Quốc, và Tết Âm lịch chính là một trong những điều như vậy.
Thường kéo dài từ ngày 1 – 15 tháng Giêng, ngày Tết ở Singapo cũng là thời điểm mọi người trong gia đình tụ họp quây quần bên nhau, đi gặp mặt bạn bè người quen để chúc nhau có năm mới an lành thịnh vượng.
Mông Cổ
Tết Âm lịch của người Mông Cổ được gọi là ngày Tsagaan Sar hoặc Tết Tháng trắng. Đây là thời điểm kết thúc mùa đông lạnh lẽo, bắt đầu những ngày ấm áp hơn, thích hợp cho việc gieo trồng mùa vụ mới. Chính vì thế, đây cũng chính là ngày lễ được người Mông Cổ mong chờ nhất trong năm. Họ đón Tết với những phong tục tập quán của người dân du mục.
Tết Âm lịch của người Mông Cổ được gọi là Ngày Tsagaan Sar.
Trong dịp Tết Tssagaan Sar, họ thường đến thăm gia đình, bạn bè để chúc nhau những điều tốt lành. Người Mông Cổ rất chú trọng nghi thức thanh tẩy, tức là việc “rửa sạch” cả thể xác, tâm hồn, tẩy sạch những tội lỗi trong năm cũ để chào đón năm mới. Chính vì vậy, vào thời khắc trước đêm giao thừa, họ sẽ rửa sạch chén bát bằng sữa ngựa.
Việt Nam
Cũng như tất cả các nước đón Tết theo lịch âm khác, với người Việt, đây cũng chính là ngày lễ lớn nhất và đáng mong chờ nhất trong năm.
Tết là mở đầu cho mùa xuân ấm áp, cũng là sự bắt đầu cho những hy vọng tốt lành.
Vào dịp Tết, những người Việt xa quê từ trời Nam đất Bắc đều trở về quê hương, mong một bữa cơm đoàn viên với gia đình và cúi đầu thành kính trước bàn thờ tổ tiên. Trong những ngày cuối năm, nhà nào cũng sẽ dọn dẹp sạch sẽ, cùng nhau làm cỗ xôi con gà, đôi ba đòn bánh chưng bánh tét, những món ăn đơn giản nhưng tràn đầy hương vị Tết.
Ông bà ta quan niệm rằng, những ngày đầu năm mới vui vẻ thì chúng ta sẽ có một năm an vui. Vì vậy, đối với mỗi người con đất Việt, Tết là mở đầu cho mùa xuân ấm áp, cũng là sự bắt đầu cho những hy vọng.
Dù ở bất kỳ quốc gia nào, Tết cũng luôn là một dịp đáng để mong chờ, là ngày đoàn viên, sum họp, với những lời chúc tụng năm mới an lành, hạnh phúc hơn.