Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những nơi nào tại Hà Nội đang bị phong toả do COVID-19?

(VTC News) -

Tính tới tối 3/2, Hà Nội ghi nhận 21 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và thành phố phong toả 10 địa điểm liên quan tới các ca bệnh này.

Các địa điểm đang được phong toả để phục vụ công tác phòng chống dịch do ghi nhận có bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, gồm:

1. Toà nhà T6, Khu đô thị Times City (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội). Tòa này bị phong toả ngày 29/1 sau khi phát hiện ca COVID-19 liên quan BN1553.

2. Ngõ 92, Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội (25 phòng trọ số nhà 58) phong toả ngày 29/1.

3. Ngõ 49, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy phong toả từ ngày 1/2 sau khi ghi nhận bệnh nhân trú tại số nhà 51, tổ 21.

Toà nhà N03, chung cư 25 Lạc Trung được phong toả sau khi có một người dương tính với SARS-CoV-2.

4. Nhà máy Z153, Bộ Quốc phòng, Đông Anh sau khi ghi nhận BN1694 và một số ca có liên quan bệnh nhân này.

5. Thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh. Bệnh nhân là công nhân làm việc tại nhà máy Z153.

6. Ngõ 86 phố Duy Tân và phòng Công chứng số 3 (số 6 Duy Tân), quận Cầu Giấy bị phong toả ngày 2/2 sau khi xác định một công chứng viên làm việc tại đây dương tính với SARS-CoV-2.

7. Toà nhà N03 Chung cư 25 Lạc Trung, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là nơi ở của nhân viên Phòng Công chứng số 3 (Cầu Giấy) mắc COVID-19 (trú tại 601N03).

8. Trường Tiểu học Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm bị phong toả ngày 30/1 sau khi có một học sinh lớp 3E dương tính với SARS-CoV-2.

9. Chung cư Dream Land Ponaga, 23 Duy Tân, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm. Tại đây ghi nhận 2 ca bệnh là mẹ con trong một gia đình mắc COVID-19. Hai người này trước đó có tới Sao Đỏ, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Trước đó Đại học FPT, khu công nghệ cao Hoà Lạc, huyện Thạch Thất từng bị phong toả tạm thời tối 31/1 do ghi nhận một nam sinh viên mắc COVID-19. Tuy nhiên, ngày 3/2, trường được gỡ bỏ phong toả sau khi gần 700 cán bộ, sinh viên của nhà trường có kết quả âm tính.

Về thắc mắc người Hà Nội về quê ăn Tết có phải cách ly 21 ngày, PGS. TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cấp cao Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) cho biết, theo quy định hiện nay thì người đi từ vùng dịch về các địa phương sẽ phải cách ly tập trung 21 ngày.

Vùng dịch là nơi được cơ quan thẩm quyền xác định là có dịch và được phong toả chặt chẽ. Vì vậy, theo ông Phu, căn cứ vào tình hình dịch hiện nay thì chưa cấm việc người Hà Nội không nằm trong vùng dịch đi các nơi. Nghĩa là không phải cứ người ở Hà Nội đi về các địa phương là phải thực hiện biện pháp cách ly tế (cách ly tập trung, cách ly tại nhà) trong 21 ngày.

Người Hà Nội hay bất kỳ địa phương nào về quê ăn Tết đều phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh bằng việc không đi lại những chỗ không cần thiết, có thể di chuyển bằng phương tiện xe riêng hoặc thuê xe là tốt nhất.

“Nếu đi bằng các phương tiện công cộng thì phải chấp hành theo quy định của đơn vị vận chuyển (nhà xe, hãng hàng không, bến tàu…) như ngồi giãn cách, đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn…”, ông Phu nói.

Tương tự, người từ Hà Nội khi về Quảng Ninh, Hải Dương (không vào các vùng dịch, ông thuộc diện đang bị phong toả) sau khi ăn Tết xong vẫn quay về Hà Nội mà không phải cách ly tế.

Tính tới sáng 4/2, Việt Nam ghi nhận 1.948 trường hợp mắc COVID-19. Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện Việt Nam chữa khỏi 1.461/1.948 bệnh nhân.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) ở nước ta là 48.829. Trong đó, 378 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 22.610 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 25.841 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Số ca tử vong đến nay là 35, gồm 31 người tại Đà Nẵng, 3 người ở Quảng Nam và 1 người ở Quảng Trị. Phần lớn trong số họ là người cao tuổi, có bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, tiểu đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Phạm Quý

Tin mới