- Các trường hợp viêm phổi nặng do virus tại tất cả cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt chú ý người có tiền sử dịch tễ đi/đến/ở từ vùng dịch.
- Những người có bệnh hoặc chùm ca bệnh cúm, viêm hô hấp chưa rõ nguyên nhân.
- Các trường hợp có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có tiền sử tiếp xúc trực tiếp với gia cầm.
Lãnh đạo thành phố đề nghị cần truyền thông cho người dân các biện pháp vệ sinh cá nhân, không tiêu thụ, buôn bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm chết chưa rõ nguyên nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và mang khẩu trang theo quy định. Người có triệu chứng nghi ngờ cúm A sẽ được giám sát và cách ly.
Bên cạnh đó, ngành y tế cũng chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận, cách ly, điều trị kịp thời khi có các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc cúm A (H5N1), hạn chế thấp nhất bệnh nhân trở nặng và tử vong.
Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, lãnh đạo thành phố đề nghị tăng cường sát trùng khu vực chăn nuôi để tiêu diệt mầm bệnh;tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng bệnh cúm cho đàn gia cầm... Đàn gia cầm có biểu hiện nghi mắc hoặc dương tính với virus cúm gia cầm cần được tiêu hủy.
Theo Bộ Y tế Campuchia, đến nay, số trường hợp dương tính với cúm A H5N1 tại quốc gia này vẫn dừng ở con số 2, gồm bé gái 11 tuổi (đã tử vong) và ba của cô bé. Hiện người đàn ông này cũng có xét nghiệm âm tính.
Ngoài ra, 29 người được xét nghiệm tìm virus H5N1 tại ngôi làng ở tỉnh Prey Veng, nơi bé tử vong, đều âm tính với virus này, Khmer Times đưa tin ngày 26/2.
Hai nước láng giềng gồm Việt Nam và Thái Lan đang tích cực các biện pháp phòng, chống dịch cúm A H5N1 xâm nhập.