Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Những người hay bị chuột rút có nguy cơ mắc nhiều bệnh

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa, bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.

Biểu hiện của chứng chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi đang lái xe.

Chứng chuột rút thường xảy ra khi chúng ta vận động quá sức. Lao động, tập luyện, trèo đèo leo dốc với cường độ cao, cơ thể bị mất nước, mất muối... đều dễ bị chuột rút.

Bệnh thường xảy ra trong các trường hợp: ngủ ban đêm, khi đang vận động cơ bắp trong thời gian dài liên tục, nhất là khi mệt mỏi, đói, khát nước. Lý giải chứng chuột rút thường xảy ra vào ban đêm khi ngủ, các nhà chuyên môn cho rằng, người nào mà ban ngày lao động nặng nhọc bị mệt mỏi hoặc đứng lâu trên nền cứng, do cơ bắp không hoạt động, căng thẳng thì ban đêm bị chuột rút.

 Những người hay bị chuột rút có nguy mắc các bệnh khác nhiều hơn so người khác.

Chuột rút trong khi đang vận động thường gặp ở các bắp thịt lớn như cẳng chân và đùi. Khi đó cơ bắp bị mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể bị mất muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca trong máu.

Tình trạng vận động nhiều còn gây lắng đọng acid lactic trong bắp thịt, dẫn đến rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp, dù bộ não muốn cơ thư giãn sau khi cử động nhưng cơ vẫn tiếp tục co rút gây ra đau.

Đang vận động bất ngờ bị chuột rút sẽ rất đau bắp thịt, khiến phải dừng lại ngay không cử động được nữa. Muốn khỏi đau nhanh chóng cần thực hiện các thao tác sau đây: dừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút.

Nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ, nếu có dầu nóng thì thoa dầu lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.

Khi bị chuột rút bắp đùi, cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Trường hợp chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.

Biện pháp giảm triệu chứng chuột rút vào ban đêm

– Tránh ngồi lâu, tư thế của chân lúc nghỉ ngơi phải thoải mái.

– Để giảm khả năng bị triệu chứng này, bạn nên duỗi thẳng chân và kéo căng bắp chân trước khi đi ngủ.

Một nghiên cứu khoa học vào năm 2012 ở Hà Lan cho thấy ở người lớn tuổi bị chuột rút sẽ ít đau hơn nếu họ thực hiện kéo căng chân ít nhất 3 phút trước khi đi ngủ.

– Nếu nửa đêm bị đánh thức do chuột rút, bạn hãy áp dụng một số mẹo nhỏ như xuống giường và đi bộ xung quanh trong 1 phút, có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh bắp thịt bị đau; lắc và xoa bóp vùng bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên.

Nhiều nghiên cứu cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa hiện tượng chuột rút và việc mất nước. Vì thế, hãy đảm bảo bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể để ngăn ngừa chuột rút vào ban đêm.

– Những người hay bị chuột rút vào ban đêm nên bổ sung các loại thực phẩm giàu kali (chuối, mơ, chà là, nho, đậu, bông cải xanh, bắp cải, cam, bưởi, cà chua, thịt heo, khoai tây, cá ngừ…).

– Phụ nữ mang thai, người ăn kiêng, người dùng thuốc lợi tiểu.. cũng có thể gặp chuột rút ở chân. Vì lúc đó, lượng canxi và phốt pho trong cơ thể bị giảm xuống. Hãy đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

P.V

Tin mới