Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Những ngành học có điểm chuẩn cao nhất

Những ngành học có điểm chuẩn cao nhất hiện nay như Y dược, Công nghệ Thông tin, Kinh tế... Vậy nên, học sinh cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký dự thi.

Những ngành học có điểm chuẩn cao nhất hiện nay như Y dược, Công nghệ Thông tin, Kinh tế... Vậy nên, học sinh cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký dự thi.

Tham dự một kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh chủ động hơn trong việc đăng ký xét tuyển ngành nghề, cũng như trường đại học.

Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ, các bạn trẻ rất dễ chọn ngành học không phù hợp.

Ngành hot, điểm chuẩn cao

Ngành Bác sĩ đa khoa

từ trước tới nay có sức hút rất lớn, với quan niệm của nhiều thí sinh: "Nhất Y, nhì Dược".

Đây cũng là ngành có điểm trúng tuyển cao hàng đầu trong cả nước. Kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua, điểm chuẩn của ngành Bác sĩ đa khoa tăng lên theo nấc 0,25 điểm mỗi ngày trong giai đoạn cuối.

Tại Đại học Y Hà Nội, điểm trúng tuyển vào trường của ngành đạt mức kỷ lục: 27,75.

Bác sĩ Đa khoa thuộc Đại học Y dược Thái Bình có điểm chuẩn là 26, Đại học Y dược Hải Phòng lấy 25,5 điểm.

 Học sinh cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký ngành học.


Tại phía Nam, Đại học Y dược TP HCM có điểm trúng tuyển ngành Bác sĩ đa khoa cao nhất 28. Ngành này ở Đại học Y dược Cần Thơ có điểm chuẩn 25,75, Đại học Quốc gia TP HCM là 26 điểm.

Với tốc độ phát triển mạnh của các ngành khoa học máy tính và công nghệ, Công nghệ Thông tin được giới trẻ yêu thích.

Khoa Toán – Tin thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội có điểm chuẩn cao là 8,08 (theo cách tính riêng của trường).

Đại học Bách khoa TP HCM, ngành công nghệ Thông tin lấy điểm chuẩn 25,25 điểm cho hai tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa và Toán – Lý - Văn.

Ngành này của Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP HCM) có mức điểm chuẩn trúng tuyển 22,75 cho các tổ hợp môn thi Toán – Lý - Hóa và Toán- Lý- Anh.

Đại học Khoa học Tự nhiên lấy 23,5 điểm cho cả hai tổ hợp môn Toán - Lý – Hóa, Toán – Lý – Anh.

Ngành Kinh tế nhiều năm được thí sinh ưa chuộng. Năm 2015, ngành Kinh tế thuộc Đại học Ngoại thương đạt mức điểm cao với  25,75 điểm khối A1 và D; 27,25 điểm khối A.

Đối với Đại học Ngoại thương TP HCM, ngành Kinh tế khối A00 có mức điểm trúng tuyển là 17, còn lại khối A1, D1, D6 là 25,5.

Thời gian gần đây, sức hút của ngành Sư phạm có giảm do thuộc nhóm ngành khó xin việc và mức lương dành cho giáo viên thấp. Tuy nhiên, điểm chuẩn vào ngành này vẫn ở mức cao.

Tại Đại học Sư phạm Hà Nội, điểm chuẩn ngành Sư phạm tiếng Pháp là 28,92 điểm. Sau khi nhân hệ số 2 môn chính, điểm chuẩn nhiều ngành trường Đại học Sư phạm TP HCM lấy trên 30. Trong đó, ngành Sư phạm Toán có điểm chuẩn cao nhất với 34,33. Nhiều ngành khác lấy trên 30 điểm như Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử khối C, Sư phạm Địa lý.

Chọn ngành: Hãy biết lượng sức mình

Đối với trường hot như Đại học Y Hà Nội, GS.TS Nguyễn Hữu Tú – Phó hiệu trưởng nhà trường đưa ra lời khuyên: Học sinh nên tìm hiểu thông tin về điểm chuẩn của trường các năm trước trên Website của Đại học Y và đăng ký vào các ngành này.

Để tăng khả năng đỗ vào trường, học sinh nên xem xét dự tuyển vào các ngành cử nhân.

Ngô Vương Minh – thủ khoa kép khối A, B và đồng thủ khoa Đại học Y Hà Nội vừa qua lưu ý thí sinh cần lựa chọn ngành có điểm số phù hợp, theo dõi lượng hồ sơ và điểm chuẩn của năm ngoái.

Đã trải qua kỳ học đầu tiên của năm thứ nhất, Ngô Vương Minh cũng nhắn nhủ, thời gian học tập tại Đại học Y Hà Nội tương đối vất vả.

Với ngành Bác sĩ đa khoa, buổi sáng, Minh học từ 7h30 đến 11h, chiều đi thực tập và buổi tối học thêm ngoại ngữ.

Thời lượng kiến thức học sinh phải tiếp thu trong mỗi buổi khá nhiều, cần xem bài trước ở nhà mới có thể tiếp thu. Tân thủ khoa cho rằng, việc học vất vả tại Đại học Y Hà Nội đã cho thấy tầm quan trọng của ngành này.

Đối với ngành Kinh tế, PGS.TS Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, chương trình đào tạo các ngành kinh tế của các trường đại học đều chung nhau những phần kiến thức cơ bản.

Tuy nhiên, điểm khác biệt thuộc phần kiến thức chuyên ngành, tùy theo đặc thù của từng trường. Đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo các ngành Kinh tế và quản lý định hướng ứng dụng trong các tập đoàn công nghiệp.

Là sinh viên năm cuối khoa Kinh tế Đối ngoại, Đại học Ngoại thương, Hoàng Đình Quang – Á khoa năm 2012 chia sẻ, các ngành kinh tế nói chung thường học khá nhiều kiến thức, từ marketing, quản trị, kinh tế vi mô, luật đến kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp…

Vì vậy, khi ra trường, tuỳ vào mong muốn cá nhân và điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà các bạn học kinh tế có thể lựa chọn những ngành nghề cụ thể phù hợp với mình và tiếp tục theo đuổi.

Đánh giá về ngành Công nghệ Thông tin, TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: Nhu cầu tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành Công nghệ Thông tin vẫn rất cao.

Khảo sát bình quân thu nhập của các sinh viên ngành này của các trường lớn là 13,5 triệu.

Nguồn: Quyên Quyên/Zing

Nguồn:

Tin mới