Rượu càng cũ càng tốt: Rượu cũng là thực phẩm, vì vậy mà mỗi chai rượu đều có hạn sử dụng chứ không thể lưu trữ mãi mãi như nhiều người vẫn nghĩ. Theo các chuyên gia, tùy theo cách sản xuất mà một chai rượu có thể để được bao nhiêu năm. Tuy nhiên, thông thường, một chai rượu vang chỉ nên uống trong vài năm đầu, một số trường hợp có thể uống muộn hơn để tăng hương vị.
Rượu làm ấm cơ thể: Hầu hết những người sau khi uống rượu đều cảm thấy ấm áp hơn vì máu được lưu chuyển đến da nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà máu ở các cơ quan khác bao gồm cả nội tạng cũng bị giảm bớt. Lúc này, cơ thể bạn sẽ chịu lạnh kém dù không có dấu hiệu rõ ràng về điều này.
Rượu có thể bảo vệ cơ thể khỏi phóng xạ: Điều này là trái khoa học, bởi rượu không phải là phương pháp chữa phóng xạ, không làm cho các hạt nhân phóng xạ biến mất khỏi cơ thể và cũng không giúp bạn được bảo vệ khỏi các bức xạ nguy hiểm.
Uống chung rượu với kháng sinh: Trên thực tế, thuốc kháng sinh không phù hợp với bất kỳ loại rượu nào. Nếu bạn uống chung rượu và kháng sinh cùng lúc sẽ dễ bị ngộ độc dẫn đến buồn nôn, chóng mặt và tức ngực…
Ăn nhiều sẽ không bị say: Đúng là uống rượu lúc đói dễ bị say nhanh hơn, nhưng ăn nhiều cũng không khiến bạn đỡ say hơn. Bởi thức ăn trong dạ dày của bạn chỉ có nhiệm vụ làm chậm quá trình hấp thụ rượu. Vì thế, việc say hay không phụ thuộc vào nồng độ và liệu lượng rượu bạn uống chứ không liên quan đến thực phẩm bạn ăn nhiều hay ít.
Giảm nồng độ rượu: Nhiều người do thấy rượu hay bia quá nặng mà cố tìm cách làm giảm nồng độ rượu. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn uống rượu nhẹ, những ảnh hưởng xấu với cơ thể vẫn xảy ra. Theo các chuyên gia, khi rượu nhẹ đi, bạn cũng có xu hướng uống nhiều hơn mức bình thường. Quan trọng nhất vẫn là bạn uống bao nhiêu rượu sau một bữa tiệc.