Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Những hình ảnh ấn tượng cho thấy vẻ đẹp và sự bí ẩn của vũ trụ

(VTC News) -

Vũ trụ luôn là thế giới bí ẩn và đầy cuốn hút với chúng ta.

Thiên thạch nhanh nhất Hệ Mặt trời của chúng ta đi qua Mặt trời 113 ngày/lần. Hình ảnh trên cho thấy thiên thạch 2021 PH27 (góc phải) và sao Thủy (bên dưới) quay quanh Mặt trời.

Vòng sáng tia X được phát hiện quanh một hố đen và ngôi sao đồng hành của nó. Những vòng sáng này được tạo nên bởi hiện tượng "tiếng vọng ánh sáng".

Hình ảnh được Kính thiên văn ALMA ở Chile chụp lại cho thấy hệ sao PDS 70 nằm cách đây 400 năm ánh sáng. Hệ sao này vẫn đang hình thành. Một trong các hành tinh trong hệ sao này có địa tạo mặt trăng quanh nó.

Hình ảnh này cho thấy siêu tân tinh 2018zd (điểm màu trắng lớn ở góc phải), một kiểu siêu tân tinh mới gọi là "bắt giữ electron". Phía bên trái bức ảnh là thiên hà NGC 2146.

Hình ảnh từ mô phỏng STARFORGE cho thấy "Anvil of Creation", một đám mây khí khổng lồ với những ngôi sao đang hình thành bên trong.

Các nhà thiên văn học đã sử dụng Đài quan sát Chandra X-ray của NASA để nghiên cứu những gì còn sót lại của vụ nổ siêu tân tinh Cassiopeia A và phát hiện ra titanium, được thể hiện bằng ánh sáng xanh da trời nhạt, phát ra ngoài. Những màu sắc khác thể hiện các nguyên tố khác được phát hiện như sắt (màu cam), oxy (màu tím), silic (màu đỏ) và magie (màu xanh lá cây).

Hố đen siêu nặng ở trung tâm của thiên hà M87 lần đầu tiên được ghi lại và có thể được quan sát qua ánh sáng phân cực. Những đường xoắn cho thấy từ trường gần rìa hố đen.

Hình ảnh từ Trạm quan sát bầu trời bằng kỹ thuật số Sloan cho thấy thiên hà J0437+2456 với một hố đen siêu nặng ở trung tâm dường như đang di chuyển.

Hình ảnh này được kính thiên văn SkyMapper ghi lại cho thấy khu vực phụ cận của thiên hà lùn Tucana II.

Chuẩn tinh J0313-1806 vào thời điểm 670 triệu năm sau vụ nổ Big Bang. Các chuẩn tinh là những vật thể giàu năng lượng ở trung tâm các thiên hà và sáng hơn toàn bộ các thiên hà.

Hai thiên hà đồng hành quan trọng nhất với Dải Ngân hà, đó là thiên hà Đám mây lớn Magellan và Đám mây Nhỏ Magellan.

Tinh vân Vòng Xanh (Blue Ring) được cho là ở giai đoạn chưa từng được quan sát trước đó, xảy ra sau khi hai ngôi sao sáp nhập với nhau.

Hệ sao nhị phân Wolf-Rayet nằm cách Trái Đất 8.000 năm ánh sáng.

Hình ảnh minh họa (trái) giúp chúng ta hình dung về một hệ sao bất thường có tên là GW Orionis nằm trong chòm sao Lạp Hộ (Orion). Đĩa vòng quanh sao của hệ sao này đang bị vỡ, tạo thành những vòng tròn không đồng tâm quanh 3 ngôi sao của nó.

Khi một ngôi sao phát nổ trong vụ nổ siêu tân tinh, nó sẽ phình ra nhanh chóng. Cuối cùng, quá trình này chậm dần và hình thành một quá bóng khí phát sáng. Một sao lùn trắng sẽ xuất hiện từ quả bóng khí này và di chuyển khắp thiên hà.

Kiều Anh/VOV.VN (nguồn: CNN)

Tin mới