Những rào cản trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của công tác phân luồng, chất lượng đào tạo và xác định ngành nghề của nguồn nhân lực trong tương lai.
Rào cản trong định hướng nghề nghiệp
Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh & Xã hội TP.HCM, trong năm 2022 có 151.721 lao động mất việc, nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và 146.285 người đủ điều kiện, trong đó có đến 45.543 lao động có trình độ đại học và trên đại học (chiếm tỷ lệ 31,14%).
Công tác hướng nghiệp được các đơn vị giáo dục đẩy mạnh thực hiện trong năm 2024 nhằm định hướng nghề nghiệp sớm cho học sinh THPT.
Câu hỏi lớn được đặt ra là tại sao sinh viên sau khi học 3 - 4 năm vẫn thất nghiệp? Nguyên nhân đến từ một số yếu tố khách quan như: Thị trường lao động dịch chuyển khôn lường, nhu cầu tuyển dụng nhóm nhân lực làm được trực tiếp tăng cao, giai đoạn suy thoái kèm theo làn sóng sa thải lớn trên toàn cầu,...
Lối đi nào dành cho ngành giáo dục, gia đình và các bạn học sinh THPT trước những biến động của thị trường lao động? Định hướng nghề nghiệp sớm hay chờ thi xong có điểm mới chọn ngành?
Học sinh cần nhiều trải nghiệm thực tế
Tạo cơ hội để học sinh có trải nghiệm và cảm nhận thực tế trở nên quan trọng hơn để mỗi người đều có thể tự đánh giá thông qua việc được nhìn tận mắt - thử tận tay.
Nhiều trường THPT không chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM mà tại các tỉnh thành như Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Phòng... cũng nỗ lực trong việc tổ chức những chuyến đi tham quan thực tế, đưa học sinh tiếp cận với môi trường làm việc của các doanh nghiệp lớn.
Thực tế trải nghiệm mang lại kiến thức chuyên ngành và sớm định hình mô hình công việc của từng doanh nghiệp, hỗ trợ các em có định hướng đúng đắn về tương lai.
Được hỏi về nguyên tắc khi lựa chọn ngành nghề dành cho học sinh, PGS. TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay: “Nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân, không nên chọn nghề mà bản thân không đủ điều kiện đáp ứng (sở thích, tính cách, năng lực), không chọn nghề mà xã hội không còn nhu cầu.
Cần chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa; chỉ chọn khi đã hiểu biết đầy đủ về nghề (điều kiện, môi trường, tính chất, khó khăn, thách thức...)”.
Việc học sinh sớm có những trải nghiệm thực tế với ngành nghề góp phần định hướng chính xác sở thích, năng lực và tính cách có phù hợp với nghề hay không. Hiểu rõ bản chất nhóm ngành nghề, xác định cụ thể các chuyên ngành cần học để có thể làm nghề sau khi tốt nghiệp.
Học sinh cần những hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp sớm giúp định hình lộ trình phát triển nhanh và chính xác hơn.
Hưởng ứng các hoạt động thực tế tại doanh nghiệp, Học viện đào tạo hoạt hình Quốc tế Sconnect (SAMA) xây dựng hệ thống chương trình trải nghiệm thực tế dành cho học sinh THPT.
Trong năm 2023 và đầu năm 2024, trường đã tổ chức hơn 40 chuyến tham quan dành cho học sinh các trường như: THPT Vạn Xuân, THPT Xuân Đỉnh, Vinschool Ocean Park...
Không chỉ tham quan thực tế, việc tổ chức các buổi học thử dành cho "tân sinh viên tương lai" cũng được chú trọng. Trong khuôn khổ sự kiện được tổ chức trong Ngày hội việc làm - DNU JOB FAIR 2024 tại trường Đại học Đại Nam, các bạn học sinh sẽ có cơ hội tham gia 6 tiếng học thử cùng Giảng viên - trợ giảng. Đây được đánh giá là hoạt động sẽ được triển khai nhiều hơn bởi các trường Đại học - Cao đẳng để học sinh có sự lựa chọn đúng đắn nhất.