Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Những điều cần biết để trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ tiền ăn trưa

Dịp nghỉ Tết Mậu Tuất 2018 (từ ngày 14 - 20/2/2018), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực thi hành, trong đó thông tin về những điều kiện để trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ tiền ăn trưa được nhiều người quan tâm.

Điều kiện để trẻ mẫu giáo được hỗ trợ tiền ăn trưa

Theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP về quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/2/2018.

Trong Nghị định nêu rõ, trẻ em đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm một trong những điều kiện sau thì được hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng (tương đương 130.000 đồng/trẻ/tháng) thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế (nhưng không quá 9 tháng/năm học).

 3 điều kiện để trẻ mẫu giáo được hỗ trợ tiền ăn trưa

Đầu tiên, trẻ em đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp đó, trẻ em đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP.

Cuối cùng, trẻ em đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội 2018

Từ ngày 15/02/2018, Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH về quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt đầu có hiệu lực thi hành.

 Điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội 2018

Theo đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội và mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội trong năm 2018 là 1.

Hướng dẫn xác định tài sản công được dùng để kinh doanh

Ngày 29/12/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 144/2017/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 15/02/2018) hướng dẫn Nghị định 151/2017/NĐ-CP về quản lý, sử dụng tài sản công áp dụng từ ngày 01/01/2018.

Theo đó, khi xác định loại tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được dùng để kinh doanh thì:

Tài sản được xác định đáp ứng yêu cầu đúng mục đích được giao là những tài sản phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và TS phục vụ hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó.

 Hướng dẫn xác định tài sản công được dùng để kinh doanh

Đơn cử như đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế:

Tài sản phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ gồm: hoạt động phòng bệnh; khám, chữa bệnh; nghiên cứu khoa học; đào tạo và các hoạt động khác.

Tài sản phục vụ hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ gồm: dịch vụ ăn uống; trông, giữ xe; kinh doanh các sản phẩm trong lĩnh vực y tế; giặt là; khử khuẩn; vệ sinh; dịch vụ lưu trú cho người nhà bệnh nhân.

6 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực dầu khí

Từ ngày 18/02/2018, Quyết định 94/QĐ-BCT ngày 10/01/2018 về công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Dầu khí thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công thương bắt đầu có hiệu lực thi hành.

6 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực dầu khí

Theo đó, Bộ Công thương công bố về thẩm định, phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí. Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch thu dọn công trình dầu khí. Phê duyệt báo cáo hoàn thành việc thu dọn công trình dầu khí. Chấp thuận điều chỉnh bổ sung Kế hoạch thu dọn công trình dầu khí đã được phê duyệt trong trường hợp đặc biệt. Chấp thuận hoãn thu dọn công trình dầu khí. Chấp thuận để lại công trình dầu khí.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài

Đây là nội dung nổi bật của Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistic bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/02/2018.

Theo đó, ngoài đáp ứng các điều kiện tại khoản 1, 2 Điều 4 của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài là thành viên WTO được cung cấp dịch vụ logistics phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ vốn góp và 2 điều kiện.

 Có 2 điều kiện nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện khi kinh doanh dịch vụ logistics.

Thứ nhất, đối với dịch vụ vận tải biển, tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu; thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

Thứ 2, đối với dịch vụ vận tải đường bộ, 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với các dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

Tùng Lâm

Tin mới