Thạc sĩ Vũ Thị Thúy Hà, giảng viên bộ môn Nhiễm, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM, giải thích bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ mỡ quá nhiều trong gan. Nghiên cứu cho thấy có hai nhóm nguyên nhân chính gây bệnh gan nhiễm mỡ:
Gan nhiễm mỡ thứ phát, chủ yếu là do rượu bia
Người có thói quen uống bia rượu quá nhiều dễ gây tổn thương gan do cồn. Cụ thể, nam giới uống hơn 40 g cồn mỗi ngày, nữ uống hơn 20 g cồn một ngày có nguy cơ tổn thương gan. Một lon bia tương đương 17,5 g cồn.
Gan nhiễm mỡ nguyên phát không do rượu
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu gồm thừa cân, béo phì, tăng mỡ trong máu, tăng đường trong máu.
Theo bác sĩ Hà, người bị bệnh gan nhiễm mỡ thường không cảm thấy bất thường gì trong cơ thể. Một số ít có thể cảm thấy đau tức mạn sườn bên phải và mệt mỏi. Bệnh này thường được phát hiện sớm dựa vào siêu âm bụng tổng quát, xét nghiệm men gan tăng do viêm gan. Trường hợp gan bị xơ sẽ thấy vàng da niêm, báng bụng, phù chân...
Bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ rệt. Do đó bạn sẽ không thể biết mình bị bệnh trừ khi làm xét nghiệm máu hay sinh thiết gan. Tuy nhiên, một khi bệnh tiến triển thành xơ gan, bạn có thể gặp các dấu hiệu như mệt mỏi và cảm thấy cơ thể suy nhược nhanh. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Dấu hiệu nhận biết bạn bị gan nhiễm mỡ
Luôn cảm thấy đói và thèm ăn đồ ngọt: Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh gan nhiễm mỡ là luôn cảm thấy thèm ăn. Nếu ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đường trong một thời gian dài, cơ thể sẽ bị tích tụ mỡ trong gan và làm tổn thương gan, từ đó sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.
Béo bụng: Những người thừa cân, béo phì, đặc biệt là béo bụng, có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Theo tiến sĩ Rohit Loomba thuộc Đại học California (San Diego, Mỹ), mỡ nội tạng (chất béo bao quanh các bộ phận: tim, gan, thận, tuyến tụy, dạ dày, đường ruột…) là vấn đề rất đáng lo ngại. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Sau khi phân tích dữ liệu của 3.000 người, các nhà khoa học Đức đã phát hiện những người bị gan nhiễm mỡ có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 3 lần so với những người bình thường. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Mức cholesterol cao: Hàm lượng mỡ trong máu cao báo hiệu gan của bạn đang dư thừa mỡ. Hãy thường xuyên kiểm tra mức cholesterol để kiểm soát nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Người bị tiểu đường: Nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra liệu mình có bị gan nhiễm mỡ hay không. Một nghiên cứu khảo sát năm 2016 của các nhà khoa học thuộc trường California (Mỹ) đã chỉ ra rằng cứ 100 người tiểu đường có đến 65 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ dù không có bất cứ biểu hiện nào.
Huyết áp cao: Sau khi phân tích dữ liệu của 3.000 người, các nhà khoa học Đức đã phát hiện những người bị gan nhiễm mỡ có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 3 lần so với những người bình thường.
Tính di truyền: Tiến sĩ Loomba cho biết gan nhiễm mỡ cũng có tính di truyền. Những người có tiền sử trong gia đình có người bị gan nhiễm mỡ, có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 13 lần so với những người bình thường.
Đau bụng ở phía trên bên phải: Đây cũng là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ. Khi đó, dịch bắt đầu tích lại trong bụng, nếu bị nhiễm trùng, bạn sẽ thấy đau bụng. Sau đó, bạn có thể dần mất khẩu vị ăn uống và không cảm thấy ngon miệng. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Luôn cảm thấy mệt mỏi: Bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ rệt. Do đó bạn sẽ không thể biết mình bị bệnh trừ khi làm xét nghiệm máu hay sinh thiết gan. Tuy nhiên, một khi bệnh tiến triển thành xơ gan, bạn có thể gặp các dấu hiệu như mệt mỏi và cảm thấy cơ thể suy nhược nhanh
Đau bụng ở phía trên bên phải: Đây cũng là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ. Khi đó, dịch bắt đầu tích lại trong bụng, nếu bị nhiễm trùng, bạn sẽ thấy đau bụng. Sau đó, bạn có thể dần mất khẩu vị ăn uống và không cảm thấy ngon miệng.
Bệnh gan nhiễm mỡ nếu phát hiện sớm sẽ điều trị rất dễ dàng và không tốn kém. Việc điều trị không cần dùng thuốc mà chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn và vận động.
Về chế độ ăn uống, cần hạn chế dùng rượu bia và chất đường, bột, béo. Ăn nhiều rau đậu, trái cây, cá hấp hoặc luộc. Người thừa cân, béo phì phải tiết chế giảm năng lượng nạp vào để giảm cân, nhưng không cần phải nhịn ăn hay kiêng khem thái quá. Cố gắng tập thay đổi khẩu vị theo chế độ ăn lành mạnh tốt cho sức khỏe.
Tăng cường vận động thể lực là giải pháp hữu hiệu cho tình trạng gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ. Mỗi người nên chọn cách vận động phù hợp với thể trạng và điều kiện, sở thích của mình. Người trẻ có thể đi bộ, chơi thể thao. Người già bị đau khớp nên tập tại chỗ ở tư thế ngồi, nằm... Tập luyện đều đặn, tích cực sẽ giúp giảm cân, giảm mỡ bụng.
Một số trường hợp cần sử dụng thuốc, chẳng hạn như bệnh nhân có chỉ số đường huyết hoặc mỡ máu cao mà không kiểm soát được dù đã tích cực điều chỉnh chế độ ăn và vận động. Lưu ý: trong quá trình sử dụng thuốc phải kèm theo điều chỉnh chế độ ăn và vận động thích hợp. Trường hợp nặng đã bị xơ gan, việc điều trị sẽ rất phức tạp và tốn kém.